Nhân dịp ồn ào vụ công ty gì ở Hà Nội doạ cho nhân viên nghỉ việc nếu không tham gia team building (hoạt động tập thể), tôi lại trồi lên gõ vài dòng ý kiến.
Hoạt động ngoại khoá, trò chơi tập thể không phải bây giờ mới có. Từ xưa nó đã hiện diện với hình thức sinh hoạt lớp, hội trại… và được số đông hưởng ứng, từ đó nhiều người mặc nhiên tin rằng nó là hoạt động cần thiết, hữu ích, vui vẻ với bất kỳ ai. Với riêng tôi, quan điểm này là vô cùng tào lao và hãm điệp.
Ừ thì trong cơ quan, công ty nào đó cũng sẽ luôn có một thằng làm việc thì ngu nhưng đánh đu, chém gió thì tuyệt đỉnh luôn ra rả những luận điểm kiểu: Đây là phúc lợi, là sự gắn kết, là tinh thần tập thể, là văn hoá công ty… từ đó ngầm suy ra ai không nhiệt tình tham gia là thành phần chậm tiến, ích kỷ.
Tôi nhắc nhẹ cho các cháu “đa cấp phong trào” thế này: làm việc thì cần đồng đều về nghĩa vụ nhưng hưởng thụ, giải trí thì không. Vui chơi cũng giống như ăn uống, đó là nhu cầu của mỗi người. Mà đã là nhu cầu thì phải tôn trọng yếu tố cá nhân.
Không phải ai cũng thích kéo co, chuyền banh, thực hành mấy cái game được bọn đầu trò bày ra theo kiểu đụng chạm da thịt: chuyền ớt bằng mồm, ép bóng bằng ngực…, đố vui bằng những câu hỏi thiếu lành mạnh khiến nhiều người phải đỏ mặt khi nghe.
Và tất nhiên, thể lực mỗi người mỗi khác, họ có thể thức thâu đêm hoàn thành dự án không có nghĩa là cũng có thể phơi nắng trên bờ biển hàng tiếng đồng hồ để chạy nhảy, chụp hình. Ok chưa nạ?
Có rất nhiều cách để tạo nên một tập thể đoàn kết và team building chỉ là một trong những cách ấy mà chắc gì nó đã là cách tối ưu. Việc nắm tay, hò reo với đứa mình ghét trong công ty rồi sau đó cả 2 hiểu nhau hơn, cùng hứa sẽ phấn đấu… hehe chỉ có trong thứ phim ngôn lù của bọn đạo diễn mạt hạng. Chứ mà đã ghét nhau ấy mà, chỉ cần nhìn nó thở ra thôi cũng là quá sức rồi, lại còn nắm tay cùng nhau chiến thắng trò chơi tập thể. Hehe. Ngứa cả đít.
Khi có một cá nhân từ chối team building không phải là họ ghét tập thể, chỉ là họ chưa thật sự sẵn sàng và không hề thấy vui. Việc một tập thể văn minh là hãy chấp nhận điều đó. Hay là tranh thủ nhậu với sếp nói xấu thằng vắng mặt là xa rời tập thể, chảnh choá, khinh người? Vậy cái thứ “team building” mà các bố mất tiền dựng ra đấy tạo đoàn kết hay gây chia rẽ? Hỏi là đã giả nhời.
Cả đội đi chơi về mua vài món quà lưu niệm cho người ở nhà cùng vài lời chúc dễ thương. Như vậy có phải khiến mọi thứ dễ dàng hơn với nhau không?
Nhiều người, đặc biệt là các em gái mới ra trường rất sợ ăn nhậu tập thể, ép bia ép rượu rồi chơi mấy cái trò bẩn thỉu núp bóng game show nên họ từ chối tham gia. Ngoài quan hệ trong công việc, họ không có nhu cầu kết nối sâu thêm. Nhiều người thích team building không đồng nghĩa tất cả mọi người đều thích. Hãy tôn trọng điều đó.
Một cơ quan, công ty như một xã hội thu nhỏ. Chất keo xuyên suốt duy nhất để kết nối mọi người ấy là công việc. Ngoài công việc thì ai cũng như ai, đừng ép người khác “đi chơi” chỉ vì họ là nhân viên của mình. Ấy là tư duy của loại chủ nô thời đại mới chứ không phải của người lãnh đạo.
Năm 2022 rồi, các loại hình vui chơi giải trí, resort 5 sao sale ầm ĩ trên mạng kia kìa. Nếu hợp cạ, vui vẻ, đoàn kết thật sự thì tự mọi người sẽ kết nối với nhau chứ cần gì tới sếp cầm tay chỉ việc? Hay ông nghĩ ông là sếp thì có mặt ông mới vui? Hehe. Ngu vừa thôi. Khi tiệc tùng thường là lãnh đạo rút lui thì cuộc vui mới bắt đầu. Ở đâu cũng vậy thôi.
Đừng tưởng người thường xuyên từ chối các buổi team building là họ ghét vui chơi tập thể. Biết đâu kỳ nghỉ lễ nào họ cũng tham gia cùng các nhóm nhỏ trong công ty – có điều trong những group chat riêng ấy lại không bao giờ có tên ông.
Theo: Nguyen Khanh.
4 lý do khiến người Việt Nam thiếu tinh thần hợp tác
Vì sao người Việt Nam thiếu tinh thần hợp tác khi làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp? Chuyên...