Nếu bạn đang cảm thấy môi trường làm việc của mình khá là độc hại – dù là trong mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác hay khác hàng, thì hãy thử xem qua một số mẹo tâm lý được chia sẻ trên Bored Panda này nhé.
Không ít trong số đó có thể áp dụng trong cuộc sống chứ không chỉ mỗi ở công sở. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc đối nhân xử thế, giúp bạn làm việc trong trạng thái vui vẻ và tích cực hơn, để mỗi ngày đến chỗ làm đều là một ngày vui!
9 mẹo tâm lý áp dụng trong môi trường làm việc
1. Đi lấy một cốc nước để rời khỏi câu chuyện.
Không ít lần đang ngồi làm việc chăm chỉ thì mọi người cứ chạy qua bàn tôi nói chuyện. Những lúc như vậy, tôi liền đứng dậy đi lấy nước vào bình. Khi lấy nước xong, thay vì đi về phía bàn mình, tôi lại đi về phía bàn của họ. Theo bản năng, họ sẽ ngồi xuống. Tôi chỉ cần khéo léo kết thúc cuộc trò chuyện rồi lại về bàn mình tiếp tục làm việc thôi.
2. Muốn tránh drama nơi công sở á, hãy khen sau lưng người khác.
3. Nếu bạn trông thật vui vẻ mỗi khi gặp một người nào đó, dần dần người đó cũng sẽ cảm thấy vui vẻ mỗi khi gặp bạn.
4. Đừng yêu cầu, hãy nói: “Tôi cần bạn giúp”.
Tôi hiện đang quản lý 6 nhà hàng với khoảng 240 nhân viên. Nhiều khi cũng gặp khó khăn khi yêu cầu ai làm một việc gì đó. Nhưng gần đầy tôi vừa nhận ra câu nói “Tôi cần bạn giúp” thực sự rất hiệu quả khi cần giao việc cho họ.
Cách nói ấy khiến họ cảm thấy họ là một người quan trọng, công việc này cần họ xử lý. Thể hiện điều đó với họ càng nhiều thì càng có thể tạo ra sự khác biệt trong sự năng suất của công việc và môi trường công sở.
5. Đừng xin lỗi mà hãy cảm ơn.
Khi bạn giao đồ ăn lâu, đừng nói “xin lỗi vì sự chậm trễ”, hãy nói “cảm ơn vì sự kiên nhẫn của bạn”.
Nói lời xin lỗi tập trung vào lỗi của bạn. Cảm ơn nhấn mạnh phẩm chất tốt của họ.
6. Thay vì hỏi “Các bạn có câu hỏi nào không?” thì hãy nói “Mời các bạn nêu câu hỏi của mình.”
Cách nói thứ nhất nhiều khi chỉ nhận lại sự im lặng, nhưng cách nói thứ hai sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái để đặt câu hỏi hơn.
7. Điều này hơi ba chấm và không khuyến khích bạn thử nha. Tôi là một người pha chế đồ uống (bartender) và mỗi khi tôi hỏi khách rằng bạn có muốn thêm 1 ly nữa không và đồng thời gật đầu, thì hầu hết mọi người đều có xu hướng đồng ý.
8. Khi một người đang nói mặc dù rất ngại ngùng, hãy nhìn họ và gật đầu vì điều đó sẽ khuyến khích họ nói tiếp.
9. Nếu bạn cần xoa dịu một người đang vô cùng xúc động và khiến họ có thể nói chuyện, hãy đặt cho họ những câu hỏi về các con số hoặc thông tin cá nhân.
Tôi làm việc trong các dịch vụ khẩn cấp. Nếu người gọi điện đang vô cùng bối rối hay suy sụp tinh thần, việc hỏi số điện thoại, địa chỉ, số CMND hoặc ngày sinh của họ có thể kéo họ ra khỏi trạng thái quẫn trí và đưa họ trở về thực tại để họ có thể nói về vấn đề hiện tại một dễ dàng hơn.
Tôi thường hỏi những câu hỏi này ngay cả khi tôi đã có thông tin, chỉ để xoa dịu họ.
Bài viết hữu ích
12 mẹo tâm lý học giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn
Các mẹo tâm lý học này giúp bạn hiểu và đoán ý được những người xung quanh, các mẹo tâm...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK