Đúng như tựa đề “Basta: My Life, My Truth”, Marco Van Basten gửi gắm những suy nghĩ trần trụi về quãng thời gian mặc “quần đùi, áo số” của mình. Việc nhấm nháp từng trang giấy cho tôi nhiều suy nghĩ khác hơn về ông, nhân vật khá bí ẩn của bóng đá thế giới bởi cùng lắm bạn chỉ có thể nghe thấy những lời đồn về ông qua báo chí, nhưng ở đây góc nhìn tự sự của Van Basten mới đáng để mổ xẻ.
Nếu vinh quang ở Euro 88, Cúp C1 cho đến 3 Ballon D’or đã trở nên quen thuộc thì thứ khiến tôi tò mò nhiều là ở 2 giai đoạn sóng gió với ông gồm AC Milan (1991) và ĐTQG Hà Lan (1990). Những sự thật được Van Basten xé toạc để lý giải cho người đọc về 2 biến cố này. Đầu tiên là Italia 90, giải đấu thất bại toàn diện của Hà Lan, khi ấy đang là ĐKVĐ Châu Âu mà nguyên nhân chủ yếu đến từ sự rã đám trong phòng thay đồ khi những cái tôi quá lớn đã che mờ ngôi sao lớn nhất là tập thể.
“Phần lớn các cầu thủ (nhóm quyền lực) không nghĩ Thijs Libregts đủ tầm dẫn dắt đội tuyển ở World Cup”. Đấy là Thijs Libregts, nhân vật xấu số của câu chuyện, HLV kế nhiệm Rinus Michels sau Euro 88 và ông đã đưa Hà Lan bất bại ở vòng loại Italia 90 với 4 trận thắng, 2 trận hòa. Thậm chí, Hà Lan còn xếp trên cả Tây Đức ở vòng loại. Nghĩa là năng lực của Libregts đã được kiểm chứng bằng thành tích trên sân cỏ và lập luận “Không đủ tầm” dẫn dắt mà Van Basten và nhóm cừu đen đưa ra là vô căn cứ. Thay vào đó, việc Libregts có vài lời làm mất lòng Ruud Gullit là mới là lý do cho việc bị bay ghế. Ít ai nghĩ rằng lịch sử bóng đá thế giới phải chứng kiến một HLV thành công như vậy bị bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi chính các học trò. Chỉ 3 tháng trước khi World Cup 90 diễn ra, Hà Lan thay tướng khi bổ nhiệm Leo Beenhakker, HLV chỉ nhận được 3 phiếu, trong khi Joan Cruyff, thần tượng của thế hệ khi ấy nhận đến 8 phiếu nhưng bị lại bị bỏ rơi. Như Van Basten nhấn mạnh, ông và các đồng đội tin rằng, chỉ có Cruyff mới đủ tâm và tầm đưa họ đến vinh quang. Vậy lý do vì sao KNVB lại không chọn Cruyff mà bổ nhiệm Beenhakker?
“Chúng tôi không bao giờ hiểu lý do đằng sau quyết định của Michels nhưng giác quan của tôi mách bảo là ông ấy sợ Cruyff làm lu mờ mình nếu Hà Lan vô địch thế giới. Bởi thành công ấy là lớn hơn bội phần so với việc vô địch Euro 88. Bởi Cruyff giỏi hơn nhiều so với Michels trên cương vị HLV”. Đoạn chốt của chương này như vạch trần sự thật bấy lâu mà không ai biết rằng không chỉ các cầu thủ mà chính tượng đài Rinus Michels cũng là nguyên nhân cho sự sụp đổ của Hà Lan ở Italia 90 khi ám ảnh về học trò Johan Cruyff. Rốt cuộc, với bằng đấy những rối ren và loạn lạc, chả ai khó hiểu khi Hà Lan chỉ là cơn gió thoảng ở mùa hè năm 90 dù sở hữu đội hình tài ba nhất khi ấy.
Câu hỏi trong đầu người đọc là tại sao không phải người Đức, Italia, Brazil hay Argentina mà chỉ có Hà Lan bạn mới thấy những xung đột nội bộ nổi lên qua đó giết chết sức mạnh tập thể. Từ Ruud Gullit 1994 cho đến Edgar Davids 1996, và cũng chỉ ở Hà Lan mà bạn mới thấy đa phần các HLV đều theo xu hướng chủ nghĩa quân phiệt trong làm chủ phòng thay đồ Louis Van Gaal, Dick Advocaat, Guus Hiddink, Frank De Boer cho đến Ronald Koeman chẳng hạn. Tất cả đều bị ảnh hưởng và cổ xúy bởi thần học Calvin vốn đề cao tự do cá nhân. Chính bản thân Van Basten bị chìm đắm trong suy nghĩ này khi lao vào những tranh cãi chủ yếu để thỏa mãn cái tôi trong con người ông. Mà mâu thuẫn đình đám với Arrigo Sacchi xứng đáng là vụ kỳ án nổi bật nhất.
Xem thêm:
Chiến thuật Bóng Đá đã tiến hóa thế nào trong một thập kỷ qua
Chiến thuật Bóng Đá trên thế giới đã tiến hóa thế nào trong một thập kỷ qua? Mời các độc giả của Menback cùng đọc bài viết của tác giả 'Tôi là "5+"' về chủ...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: Ký ức bóng đá