Thấy gì từ sau các show diễn thời trang Thu Đông 2019 và sự trở lại mạnh mẽ của phong cách đàn ông lịch lãm với các bộ suit trên sàn catwalk của những thương hiệu hàng đầu?
Sau trao lưu Streewear là sự trở lại của phong cách thời trang lịch lãm
Sau khi streetwear kết hợp với thời trang xa xỉ, giờ đây sự đơn giản trở lại với dòng thời trang nam giới thông qua những bộ trang phục may đo. Những chiếc quần ống rộng thùng thình quen thuộc ngoài đường phố một thời giờ được thay thế bằng những chiếc quần âu chỉn chu. Từ mùa thời trang Thu Đông 19 tại Paris, những bộ suit chững chạc và thanh lịch trở lại, thay cho những chiếc hoodies có logo hay những chiếc mũ bóng chày. Thời trang nam giới giờ đã “trưởng thành”, nghiêm túc và là chọn lựa cho quý ông khi đi làm.
Thời trang đường phố đã bùng nổ dữ dội trong vài năm trở lại đây, như một dạng đồng phục của đội quân tiêu dùng từ Singapore đến Seoul, LA đến London. Nhưng trong sự bùng nổ dữ dội ấy nó lại biến đổi, trở thành thứ trang phục chống lại chính nó. Khi kết hợp với thời trang xa xỉ, tính đường phố còn không? Tính thủ công sẽ ở đâu? Có vẻ như thời trang đường phố đã lên đến đỉnh điểm khi xuất hiện tràn ngập trên sàn catwalk, và sau điểm bùng phát là cơn bão hòa giữa thị trường. Thời trang, sau tất cả, luôn đòi hỏi sự mới mẻ trong quá trình phát triển, và trớ trêu thay streetwear không còn mới nữa.
Bây giờ, bỗng dưng, những bộ suit – thứ cổ xưa nhất, nhàm chán nhất – trở lại trong ngành công nghiệp thời trang.
Thời trang đường phố đã bắt đầu với một nhóm cộng đồng, trang phục cho những tay lướt ván và nhóm thanh thiếu niên. Nó như một tiếng nói cất lên chống lại phong cách chuyên nghiệp đầy nhàm chán, tính độc quyền và sự đắt đỏ của thời trang xa xỉ, thay vào đó là sự sáng tạo, thô ráp, tính cộng đồng. Nó được làm bởi một nhóm người dành riêng cho họ. Nhưng giờ đây, bao trùm trong ngành công nghiệp thời trang, nó lại trở nên nhàm chán, đầy tính chuyên nghiệp, và thậm chí còn “chất lượng cao”. Nó trở thành một ‘look’ trong các BST thời trang thay vì một ‘thái độ’ hay ‘ý thức hệ’. Hãy nhìn mà xem, 1000 đô cho một chiếc hoody cotton, không có tính sáng tạo, không có tính cộng đồng. Streetwear trở thành nạn nhân từ sự thành công và thống trị của chính nó. Nó từng là động thái chống lại một hệ thống, và giờ đây chính nó trở thành hệ thống. Bây giờ, bỗng dưng, những bộ suit – thứ cổ xưa nhất, nhàm chán nhất – trở lại trong ngành công nghiệp thời trang.
Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp thời trang xa xỉ và thời trang đường phố đã khắn khít và thay đổi trong năm qua. Một giai đoạn tìm kiếm chiều sâu được mang đến bởi Virgil Abloh, ‘người đàn ông phục hưng’ streetwear sau khi anh bước chân vào ngôi nhà Louis Vuitton, thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu của ngành công nghiệp thời trang. Và kết hợp này đã xóa nhòa ranh giới với những bộ trang phục đường phố kết hợp cùng các sản phẩm thời trang cơ bản, kèm theo đó thời trang xấu và sự trổi dậy những bộ quần áo phô trương.
Sự phát triển của suit thú vị nhất có thể nói đến sáng tạo của Kim Jones tại Dior. Từ lâu, nổi tiếng là một nhà thiết kế có thể đánh giá một cách thành thạo những gì đàn ông muốn và có thể phát đoán chính xác đòi hỏi của thời đại, anh đã trình bày một bộ sưu tập gần như hoàn toàn các mẫu suit may đo.
Raf Simons đã chỉ ra cảm giác này trong trang phục nam giới năm vừa rồi cùng lời phàn nàn về sự nhàm chán của trang phục đường phố, cần phải có sự tiến hóa. “Chúng ta cần một phác thảo mới, một hình dạng mới” Raf nói sau show diễn Xuân Hè 19 của mình. “Có rất nhiều áo hoodie với họa tiết in ngoài kia. Một cái gì đó cần phải thay đổi.” Và sự thay đổi đó đã xuất hiện dưới dạng suit với phom dáng tự do hơn, gần như được giải phóng khỏi sự khắt khe của nề nếp công sở và các chuẩn mực của sự nam tính. Nó được kết hợp với sự thoải mái và táo bạo của streetwear. Nó mang đến cảm giác mới mẻ hơn là gò bó. Những bộ suit đã được làm mới, phù hợp với thế hệ trẻ, những tín đồ của thời trang đường phố giờ đây đã trưởng thành, và muốn bề ngoài có phần như người lớn thực sự. Những bộ suit được tạo ra từ một thế hệ các nhà thiết kế dành cho thế hệ millennial. Những bộ suit phù hợp với những sự kiện quan trọng trong đời.
Virgil đã sử dụng nền tảng mới của mình để thúc đẩy thời trang may đo như một phần trong ngôn ngữ thời trang của mình. Mặc dù trang phục may đo này vẫn chịu ảnh hưởng từ trang phục đường phố. Như những chiếc jacket và quần phom dáng rộng tạo sự thoải mái. Anh ấy đã lấy cảm hứng từ Helmut Lang để tạo nên một cây cầu nối giữa cái tinh thần của streetwear và sự tinh tế của thời trang xa xỉ. Anh ấy đã mang nó vào BST thứ hai ra mắt, một bộ sưu tập với loạt suit xám nhiều layer và dùng kỹ thuật giải cấu trúc làm điểm nhấn.
Thời trang, sau tất cả, luôn đòi hỏi sự mới mẻ trong quá trình phát triển, và trớ trêu thay streetwear không còn mới nữa.
Những bộ trang phục xa xỉ kết hợp cùng thời trang đường phố đã trở lại, từ thời trang nam của Balenciaga thiết kế bởi Demna Gvasalia cho mùa Xuân Hè 17. Mặc dù kì lạ nhưng cũng đầy tươi trẻ, một cái gì đó mới mẻ. Nỗi ám ảnh về thời trang đường phố của thời trang chỉ mới bắt đầu và không chỉ với những đôi Triple-S.
Sự khác biệt, trong mùa Thu Đông 19, đó là một tầm nhìn về may đo đã có sự trưởng thành hơn rất nhiều. Những cái lố bịch bắt đầu nhường ngôi cho những gì mà Gen Z / Millennial mong muốn trông thấy, nhiều gam màu xám, be… các chất liệu cashmere, da và sự tinh tế thay cho những gam màu neon hay những đôi sneakers xấu xí, những họa tiết in bản to ngớ ngẩn, những logo to bè hay áo mũ trùm. Các chương trình nổi bật của Paris – Dior, Valentino, Dries Van Noten, Celine – dường như đẩy sự tập trung hoàn toàn vào quần áo. Vẻ đẹp, sự nghiêm túc, sự lãng mạn được đề cao.
Tạp chí thời trang nam
Ví dụ, look mở đầu show diễn của Dries, là một chiếc áo sơ mi trắng rộng rãi, kiểu dáng trung tính. Không có chi tiết lạ, túi lạ, những chi tiết bổ sung rườm rà hay thừa thãi. Anh ta kết hợp nó với một chiếc cà vạt màu xám tiêu chuẩn, và một chiếc quần dài kèm thắt lưng. Hoàn toàn tự tin để hiển thị một look đồ đơn giản. Đề cao tình yêu thời trang, tính thủ công và tay nghề, duy trì giá trị vĩnh cửu của trang phục vốn có. Đặc biệt là kỹ thuật tạo nên những bộ trang phục tie-dye mà không gây nên cảm giác khó chịu.
Nhưng trong mùa này, sự tập trung vào may đo cũng được tôi luyện, hậu thời trang đường phố với một sự đổi mới thay vì trở lại với sự nghiêm khắc truyền thống. Không phải là một bộ đồ cứng ngắc như Savile Row mà một thứ gì đó thoải mái khi mặc. Giống như một vài món đồ khác trong tủ quần áo của người đàn ông, bộ suit có sức mạnh biến đổi hoàn toàn diện mạo từ nhàm chán đến bảnh bao.
Pierpaolo Piccioli cũng tham chiếu một phần của điều này tại Valentino. Làm thế nào để thuyết phục rằng những bộ trang phục mặc ngày nghiêm túc có thể mang lại cảm giác thoải mái như áo trùm đầu hoodie? Và có gì dễ chịu hơn những đôi sneaker? Pierpaolo đã kết hợp với những đôi Birkenstock mặc cùng với suit.
Sự phát triển của suit thú vị nhất có thể nói đến sáng tạo của Kim Jones tại Dior. Từ lâu, nổi tiếng là một nhà thiết kế có thể đánh giá một cách thành thạo những gì đàn ông muốn và có thể phát đoán chính xác đòi hỏi của thời đại, anh đã trình bày một bộ sưu tập gần như hoàn toàn các mẫu suit may đo. Kim đang say sưa đắm chìm trong tay nghề của Dior ateliers và lịch sử của Dior (chủ yếu là Christian Dior, nhưng cũng có phần của Yves Saint Laurent và John Galliano tại nhà mốt này) đồng thời anh cũng kết hợp với di sản của chính mình, trong thời kì tại Gimme 5 cùng Michael Kopelman.
Thời trang nam phong cách lịch lãm được quý ông lựa chọn thay thế streetwear.
Những gì Kim đã làm được tại Dior là nhìn vào di sản của Hedi Slimane. Tuy nhiên show thời trang nam giới đầu tiên của Hedi Slimane dành cho Celine lại chỉ là sự xuất hiện những bộ trang phục may do. Có lẽ Hedi đã rút kinh nghiệm từ những lời chỉ trích trong lần ra mắt Celine của anh mùa trước rằng anh đã làm mất đi phần lớn niềm cảm hứng mà Phoebe Philo đã trau dồi thời kì cô còn tại đây. Nếu lời chỉ trích xung quanh tác phẩm đầu tay của anh tập trung vào sự thay đổi tại Celine thì công bằng mà nói, Slimane đã thiết kế một bộ sưu tập dường như để phục vụ cho chính xác những gì đàn ông muốn mặc. Tại Dior Homme và Saint Laurent, Hedi đã đánh dấu thời đại đặc biệt với sự phát triển của thời trang nam giới và chương trình Celine mùa này có thể giúp mở ra một cánh cửa khác: trang phục nam giới sau thời kì bùng nổ của thời trang đường phố.
Xem thêm:
- Phong cách của người đàn ông lịch lãm
- Thời trang đường phố Tokyo, dị và hợp mốt
- Câu chuyện của ngành thời trang giữa cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Theo i-D Magazine