Roy Halston Frowick, người đàn ông thay đổi thời trang nước Mỹ những năm 1970, được Calvin Klein miêu tả là ‘nhà thiết kế thời trang Mỹ vĩ đại nhất từng sống’.
Netflix vừa phát hành loạt phim Halston gồm 5 phần dựa trên câu chuyện có thật của nhà thiết kế thời trang Roy Halston Frowick. Nhưng gia đình Halston cho rằng việc miêu tả cuộc đời nhà thiết kế của Netflix là “không chính xác”, chiêu trò “giật gân”. Dưới đây là câu chuyện có thật về nhà thiết kế thời trang huyền thoại Roy Halston Frowick.
Ghé thăm Tạp chí Thời trang trên Menback mỗi ngày để trau dồi bí quyết mặc đẹp và xây dựng phong cách thời trang cho riêng mình!
Halston sinh tháng 4 năm 1932 tại Des Moines, Iowa. Ông là con trai thứ hai của nhân viên kế toán người Mỹ gốc Nauy James Edward Frowick và vợ Hallie Mae. Niềm yêu thích về thời trang của Halston được vun đắp sau những lần ông xem bà ngoại may vá quần áo cho ông và em gái. Theo bạn bè và gia đình, Halston có một thời thơ ấu điển hình của những gia đình người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu.
Năm 14 tuổi, Halston chuyển đến Indiana và sau đó theo học một thời gian ngắn tại Đại học Indiana trước khi đăng ký học tại Viện Nghệ thuật Chicago. Năm 1953, Roy Halston Frowick bắt đầu sự nghiệp với vai trò là một nhà thiết kế mũ đầy thời trang và tinh tế. Năm 1957, ông có cửa hàng đầu tiên và sau đó bắt đầu kinh doanh bằng tên đệm của mình.
Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp ông đến vào năm 1961, khi Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jacqueline Kennedy đội chiếc mũ pillbox (mũ có hình dáng hộp đựng thuốc). Tại lễ nhậm chức năm 1961 của John F. Kennedy, bà Jackie đã chọn thiết kế của Halston – và đây chính là khoảnh khắc đưa tên tuổi của Halston phổ biến rộng rãi với công chúng nước Mỹ.
Vẻ ngoài thanh lịch, gọn gàng là điểm nhấn cho thiết kế mũ có vẻ hiện đại của Halston. Jackie Kennedy thích mũ pillbox tới mức bà biến thiết kế này thành thương hiệu cá nhân, có một bộ sưu tập với nhiều màu khác nhau, hầu hết của Halston. Phong cách mũ Halston nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, từ giới thượng lưu ở thành thị tới những vùng nông thôn. Nhưng có một lý do ngẫu nhiên giải thích vì sao nhà thiết kế này lại trở thành một cơn sốt lan truyền trên toàn thế giới trong thời đại tiền Internet.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Vogue vào năm 1966, Halston tiết lộ: “Thật buồn cười về chiếc mũ pillbox đó, nó quá nhỏ đối với kích cỡ đầu của bà ấy. Khi một cơn gió đe dọa hất tung nó khỏi đầu, Jackie Kennedy đặt tay lên mũ, tạo ra vết lõm trên đỉnh. Đó là một dấu ấn mà đệ nhất phu nhân đã vô tình tạo ra khi giữ chặt chiếc mũ trên đầu. Nhưng các nhà sản xuất mũ nhái ở Đại lộ Seventh đã sao chép thiết kế này chính xác đến mức hàng nghìn người đều đội chiếc mũ pillbox có một vết lõm trên đó”.
Như trong loạt phim Netflix, Halston hẹn hò với một người đàn ông tên là Ed. Trong đời thực, Ed Austin và Halston gặp nhau vào năm 1964, tại một buổi khiêu vũ uống trà trên Fire Island – một điểm nghỉ mát dành cho người đồng tính nổi tiếng ở New York. Cặp đôi hẹn hò trong 6 năm, tuy nhiên Austin nói với người viết tiểu sử của Halston, Steve Gaines: “Anh ấy không nói về tôi với bạn bè. Anh ấy không đưa tôi đi ăn tối công khai. Tôi vẫn không biết vì sao lại như vậy, trừ khi anh ta cố gắng bảo vệ hình ảnh của mình”. Ed Austin, vốn là một nhà thiết kế, đã trở thành người quản lý của Halston và cũng là người trưng bày cửa hàng cho đến khi Victor Hugo tiếp quản.
Vào những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, khi mũ không còn là một xu hướng thịnh hành, Halston chuyển sang thiết kế trang phục với tên gọi Halston Limited. Ông thiết kế những hàng may mặc ready-to-wear (quần áo may sẵn) như váy sơmi, váy kaftan in hình. Halston nổi tiếng với những chiếc váy tối giản, đường cắt may tinh tế và có chất liệu cao cấp (phổ biến nhất là lụa tơ tằm và voan). Những thiết kế lấy cảm hứng thanh lịch và thoải mái đã thể hiện tham vọng thay đổi ngành công nghiệp của ông. Halston không giấu diếm mong muốn trở thành hãng thời trang “của mọi người dân nước Mỹ”, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng trong các bộ sưu tập. Halston là một trong những nhà thiết kế đầu tiên của phương Tây chấp nhận sự đa dạng về chủng tộc và ngoại hình của người mẫu xuất hiện trên sàn diễn của mình.
Đó là thời điểm Halston thực sự bước chân con đường thời trang, và bắt đầu làm việc với rất nhiều khách hàng nổi tiếng, bao gồm Liza Minnelli, Bianca Jagger và Elizabeth Taylor. Từ năm 1968 đến năm 1973, cửa hàng của ông thu về ước tính 30 triệu USD. Sự nghiệp của Halston được cất cánh được là nhờ triệu phú Estelle Marsh. Marsh, người xuất thân từ một gia đình giàu có, đã đầu tư vào thương hiệu Halston.
Xem thêm
Phong cách thời trang Preppy: cổ điển và hiện đại kiểu Mỹ
Nếu như trước đây, thời trang Preppy được mặc định là kiểu trang phục đặc trưng của các tiểu thư,...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreNăm 1973, Halston bán thương hiệu của mình cho Norton Simon Inc với giá 16 triệu USD, nhưng vẫn là nhà thiết kế chính. Chủ tịch của Norton Simon là David Mahoney, vị doanh nhân cũng sở hữu Max Factor. Theo Max Factor, một loại nước hoa Halston đã được tung ra và được cho là đã tạo ra doanh thu 85 triệu USD trong 5 năm đầu tiên. Tuy nhiên, kể từ thời điểm thực hiện giao dịch kinh doanh với Norton Simon, Roy Halston Frowick mất dần quyền kiểm soát thương hiệu mang tên mình.
Halston có đời tư rối rắm với những cuộc ăn chơi sa đọa, tiêu pha hoang phí. Trong những năm đầu thập niên 70, Halston kiếm được khoảng 30 triệu USD/năm nhưng chi tiêu cũng không ít. Khi Halston bắt đầu làm việc với những người nổi tiếng, ông được hưởng nhiều đặc quyền trong xã hội. Ông quanh quẩn với một đoàn người mẫu tùy tùng, những người được giới truyền thông mệnh danh là “Halstonttes”. Ông sống cuộc sống thượng lưu, có một ngôi nhà sang trọng, một văn phòng sang trọng, nghiện ma túy, thường xuyên tiệc tùng tại hộp đêm yêu thích của người nổi tiếng, Studio 54 ở New York.
Halston từng bị bắt khi đang quan hệ với một trai bao, thậm chí có sở thích tiệc tùng sa đọa, mời nhân tình hoặc bạn bè tới dự. Chứng nghiện ma túy khiến tính tình ông cộc cằn, nóng nảy, nhiều lần ông chửi thề trước mặt mọi người xung quanh. Ông còn chi rất nhiều tiền cho hoa lan, ngân sách trồng lan hàng năm của ông lên tới 100.000 USD. Cuộc sống thác loạn và thói tiêu hoang khiến thương hiệu Halston dần sụp đổ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Esquire, Hal Rubenstein, người trợ lý đã sát cánh cùng Halston, cho biết: “Ông ấy (Halston) đã tiêu tiền như điên để thỏa mãn cơn nghiện ma túy. Ông tiêu xài hàng đống tiền mỗi năm cho hoa lan. Ông ấy không còn chuyên nghiệp và tỉnh táo nữa. Rất nhiều kẻ đeo bám xung quanh ông ấy đã rời đi”. Victor Hugo, người cộng sự cũng là người tình của Halston, là kẻ đã dẫn Halston đến với lối sống trụy lạc. Trong thời điểm túng quẫn nhất cuộc đời Halston, Hugo đã quay trộm phim làm tình của hai người, tống tiền nhà thiết kế, đồng thời ăn cắp tranh trong căn hộ của Halston.
Năm 1983, Halston Limited được Esmark Inc mua lại và đây là lần cuối cùng Halston bán đi thương hiệu của mình. Lối sống bê tha của Halston khiến các bộ sưu tập không thể hoàn thiện, sự nghiệp ngày càng trượt dốc. Vì lý do này, Halston đã bị sa thải khỏi chính công ty do mình thành lập vào năm 1984. Thực tế là ông cũng đã cố hết sức để mua lại thương hiệu cá nhân. Nhưng khi bị sa thải vào tháng 10 năm 1984, ông mới buông bỏ tất cả trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát cái tên “Halston”. Sau đó, thương hiệu Halston được Beatrice Foods bán lại cho Revlon năm 1986.
Rubenstein nói thêm: “Nếu bạn đi chơi thâu đêm, dậy muộn, bỏ lỡ các cuộc hẹn và không chăm sóc những người mua hàng trung thành của bạn, thì cuối cùng họ sẽ rời đi, không còn yêu thích quần áo của bạn nữa. Đó là một câu chuyện buồn. Người đàn ông đó có một tài năng phi thường, nhưng bi thảm thay, ông ấy là một con nghiện. Những cơn nghiện phá hủy thần kinh của ông ấy, làm tổn thương tên tuổi của ông ấy, phá hoại thương hiệu mà ông gây dựng. Thật đáng tiếc. Tôi ước giá mà có nhiều người tốt ở bên cạnh ông ấy hơn”.
Năm 1988, Halston có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV. Sau khi sức khỏe bắt đầu suy giảm, ông chuyển đến San Francisco. Trong bộ phim do Netflix sản xuất, nhà thiết kế có những năm cuối đời bình yên và cô độc. Tuy nhiên sự thực là trước khi qua đời, Roy Halston vẫn được gia đình chăm sóc. Roy Halston cũng có nhiều cháu chắt, và đặc biệt thân cận với cháu gái Lesley Frowick. Khi ông qua đời, Lesley Frowick trở thành người quản lý tất cả những hồ sơ về cuộc đời của nhà thiết kế.
Vào ngày 26/3/1990, Roy Halston Frowick qua đời vì bệnh Sarcoma Kaposi (một dạng ung thư phổi thường gặp do nhiễm HIV). Trong căn phòng nơi ông trút hơi thở cuối cùng, trên bàn nào cũng có những chậu hoa lan trắng bằng đất sét.
Bài: Minie/iOne (Theo TheTab, Vogue)
Xem thêm
6 bộ phim về chủ đề thời trang hay nhất bạn nên xem
Nếu bạn yêu thích thời trang và cả điện ảnh, thì 6 bộ phim về thời trang hay nhất thế...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK