Chúng ta thường nghe đến từ “người vợ tào khang” hay cả câu “tào khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong”. Vậy câu nói đó có nghĩa là gì?
Hãy cùng Menback tìm hiểu trong bài viết này, biết được cả điển tích của câu nói trên, chúng ta sẽ hiểu rõ người vợ tào khang là gì nhé.
Tào khang chi thê bất khả hạ đường nghĩa là gì?
Dưới đây là điển tích, nguồn gốc của câu nói “tào khang chi thê bất khả hạ đường”:
Có chuyện rằng xưa có người tên Tống Hoằng, tính tình chính trực lại có tình nghĩa. Ông là quan dưới triều vua Quang Võ (6 TCN – 57 CN), người sáng lập triều Đông Hán (tức Hậu Hán).
Vua Quang Võ có người chị gái là Hồ Dương công chúa mới góa chồng, đem lòng ái mộ Tống Hoằng nên vua muốn gả công chúa cho Tống Hoằng.
Vua gọi Tống Hoằng tới và bảo: “Người đời có câu, giàu đổi bạn, sang đổi vợ, người có cho vậy là chuyện thường tình chăng?”.
Nghe thấy lời của vua, Tống Hoằng trả lời: “槽 糠 之 妻 不 可 下 堂, 貧 賤 之 交 不 可 亡” tức “Tao khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong”.
(Người vợ từng chịu hoạn nạn với mình thì khi phú quý cũng không nên bỏ, bạn bè từng chơi với mình lúc nghèo nàn thì khi mình giàu sang cũng chẳng nên quên).
Nghe vậy, cả vua và công chúa (đang ngồi nấp phía sau bình phong) cảm kích, bỏ luôn ý định ép hôn.
Người vợ tào khang nghĩa là gì?
“Tào” là đọc chệch của “tao”, từ gốc “tào khang” đúng ra phải là “tao khang”. Trong đó “tao” là phần bã sau khi nấu rượu, “khang” là lớp cám trấu bên ngoài hạt gạo. “Tao” và “khang” là thứ thấp kém, có rất ít giá trị, thường bỏ đi hoặc cho lợn ăn.
Như vậy, tào khang là từ đại diện cho giai đoạn cuộc sống khó khăn nhất, khổ ải nhất, nghèo hèn nhất.
Tao khang chi thê tức người vợ tào khang là người vợ từ thủa hàn vi, đã cùng mình trải qua những khó khăn nhất của cuộc đời, khi khổ cực, chưa có gì trong tay.
Bất khả hạ đường (đàng): “đường” là gian nhà chính, lớn nhất ở giữa, là chỗ quan trọng, trang nghiêm nhất của ngôi nhà. “Hạ đường” là đưa ra khỏi nơi quan trong. “Bất khả hạ đường” có nghĩa là không thể bỏ rơi, hắt hủi.
Như vậy, “tào khang chi thê bất khả hạ đường” có nghĩa là người vợ đã cùng mình trải qua nghèo hèn, khổ ải thì không bao giờ bỏ rơi, hắt hủi được.
Bần tiện chi giao mạc khả vong nghĩa là gì?
“Bần tiện chi giao mạc khả vong” là một vế trong câu nói của Tống Hoằng ở điển tích trên.
“Bần tiện chi giao” có nghĩa là người bạn kết giao lúc nghèo hèn, chưa có gì.
“Mạc khả vong” có nghĩa là chẳng thể quên, chẳng thể nào để mất được.
“Bần tiện chi giao mạc khả vong” nghĩa là bạn bè kết nghĩa lúc nghèo hèn thì chẳng nên quên.
Như vậy chỉ từ câu nói: “Tao khang chi thê bất khả hạ đường, Bần tiện chi giao mạc khả vong” trong điển tích trên, chúng ta có thể ứng dụng từng phần trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Người vợ từng ăn tấm ăn cám với mình thì không thể bỏ được.
Người bạn từng kết nghĩa với mình lúc nghèo hèn thì không thể quên được.
Bên cạnh đó, bạn có biết tới Phòng Huyền Linh – vị tể tướng ‘sợ vợ’ nhất lịch sử Trung Hoa hay là những sự thật bị bóp méo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không phải ai cũng biết.