Trẻ con không bao giờ thích người lạ dù cháu không dám nói ra. Hãy bảo vệ và tôn trọng cảm xúc của con, bởi vì chỉ có cha mẹ mới hiểu cả những điều con không nói mà thôi…
Từ nỗi đau không thể diễn tả
Hôm qua đến giờ dư luận chấn động thông tin về vụ cháu gái 5 tuổi bị hiếp dâm và sát hại ngay gần nhà ở Bà Rịa mà nghe đâu nghi can cũng là người trong xóm.
Cháu gái quá nhỏ để biết chuyện gì đang xảy ra trước khi tắt thở, võng mạc của con ở tuổi này hàng ngày lẽ ra chỉ lưu trữ hình ảnh của gấu bông, của bánh, kẹo, bạn bè, cha mẹ… nhưng xót xa thay trong giây phút cuối đời ánh mắt thơ ngây ấy lại phải mở to hoảng loạn, trào lệ vì những đớn đau thể xác mà kẻ thủ ác gây ra.
Không mất quá nhiều thời gian, cơ quan điều ra đã sàng lọc và thực hiện lệnh bắt hung thủ, mọi hình phạt dù là nghiêm khắc nhất cũng không đủ để bù đắp nỗi đau của gia đình cháu bé. Nỗi đau mất con là nỗi đau to lớn nhất bởi không có cha mẹ nào trên đời chuẩn bị được cho cái chết của con mình.
Hãy bảo vệ con
Nhiều khi đi vào thang máy các chung cư, tôi rất ngạc nhiên vì có nhiều cháu bé 5-7 tuổi đi thang máy một mình, thậm chí là vào đêm muộn – thời điểm rất ít người qua lại trong tòa nhà. Hoặc khi về quê, các cháu nhỏ vẫn được thả tự do để chạy khắp xóm vui đùa, tiếp xúc với người quen lẫn người lạ mà không hề có sự quan tâm, giám sát của phụ huynh.
Có lần tôi cũng có góp ý với bà chị người quen rằng cho cháu chạy lung tung như thế không an toàn do tai nạn giao thông, thậm chí có thể bị xâm hại nếu cháu không may gặp phải loại ác quỷ đội lốt người nhưng đáp lại là thái độ thờ ơ, chủ quan vì anh lo xa quá – “ở quê người ta biết nhau cả mà” – chị vừa said vừa xỉa răng tanh tách.
Anh chị hãy nhớ rằng xã hội ngày càng phát triển không có nghĩa rằng bất cứ thành viên nào xã hội cũng văn minh. Cứ một người tốt bụng, hiền lành thì thấp thoáng đâu đó sẽ có một kẻ vô lại núp dưới đủ vỏ bọc của loài người. Từ việc các cháu rơi từ tầng cao chung cư cho đến việc bị kẻ gian hãm hại nơi quãng vắng. Hầu như bất kỳ sự cố, tai nạn nào liên quan đến trẻ em đều có mối quan hệ nhân quả đến việc lơ là, chủ quan của người lớn.
Tội phạm là vấn đề quy luật, xã hội vĩnh viễn không bao giờ hết tội phạm nhưng chúng mình – những người lớn lương thiện hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ giữ gìn cho môi trường sống của các con an toàn, lành mạnh hơn.
Vấn đề là phải làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất những vụ án đau lòng dù hoàn toàn có thể phòng ngừa này.
Trong mắt cha mẹ thì con cái chỉ là đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi nhưng trong mắt một thằng bệnh hoạn gần nhà thì cháu lại là con mồi và chúng nó chỉ đợi thời cơ thuận lợi để xâm hại, lạm dụng, thực hiện tội ác để thỏa mãn dục vọng đê hèn.
Nếu xét thấy không đủ năng lực, thời gian để quản lý được con thì hãy mang bao cao su mỗi lần chổng đít. Đừng lấy bất kỳ lý do gì để biện minh cho sự vô trách nhiệm với con cái của mình. Các cháu muốn chơi với bạn thì hãy chơi ở những nơi mình quan sát được và nếu kẹt quá thì dẹp – khỏi chơi.
Mỗi chúng ta bắt đầu từ giờ nên tập một thói quen văn minh là đứng xa các cháu ít nhất 1m trong không gian hẹp và hạn chế việc bắt chuyện làm quen nếu không có cha mẹ các cháu đứng cùng. Hãy báo cho bảo vệ, người quản lý tòa nhà nếu thấy có bất thường dù là nhỏ nhất. Yêu thương trẻ con như thế mới là thật sự yêu thương.
Để nhận diện được những kẻ bệnh hoạn, lệch lạc trong đời sống thường ngày là không thể, đó có thể là một thằng nghẹo suốt ngày lên cơn thèm thuốc cũng hoàn toàn có thể là một ông lão hiền lành suốt ngày chỉ biết tập dưỡng sinh. Chính vì thế để tránh nguy cơ thì chỉ có thể chọn giải pháp phòng ngừa từ bên trong, từ chính gia đình mình.
Hãy dạy con cách chào hỏi nhưng đừng bắt con phải chấp hành mọi yêu cầu từ người khác để được khen là ngoan.
Hãy dạy con không cần phải nghe lời người lạ nếu không có ba mẹ đi cùng, hãy dạy con biết cách phản ứng và kêu cứu nếu có ai đó cố ý sờ mó cơ thể của con.
Và cuối cùng, hãy dành nhiều thời gian hơn cho con cái để lắng nghe những gì con làm suốt một ngày, dò hỏi xem khi đi học con có phải sợ một điều gì đó không? Có ai dặn con không được kể việc A, việc B cho bố mẹ không? Khi tắm rửa cho con hãy để ý xem cơ thể con có những vết bầm, trầy xước bất thường để tìm hiểu kỹ nguyên nhân…
Không có thứ lịch sự nào cho phép người khác nựng con mình bằng cách sờ vào chim cháu hay thoải mái ôm hôn mặt, miệng của con chỉ vì “cháu dễ thương quá” dù đó là hàng xóm láng giềng hay bạn bè thân thiết.
Có thể lúc đầu những người xung quanh sẽ hơi bất ngờ và khó chịu nhưng đó luôn là cái giá rẻ nhất anh chị phải trả cho bình an, hạnh phúc của con mình.
Trẻ con không bao giờ thích người lạ dù cháu không dám nói ra. Hãy bảo vệ và tôn trọng cảm xúc của con, bởi vì chỉ có cha mẹ mới hiểu cả những điều con không nói mà thôi…
Bài viết hữu ích
Sharent là gì? Có nên khoe con trên mạng xã hội?
Ai cũng thích những điều đáng yêu, đặc biệt sự đáng yêu đó đến từ những đứa trẻ. Điều đó...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails–
TẠP CHÍ MENBACK