Việc giáo dục con trẻ phải là một quá trình bắt đầu từ khi chúng chỉ non nớt như những mầm cây. Đừng để những mầm mống ác độc len lỏi vào đầu con trẻ. Đừng chỉ giản đơn lên án những kẻ ác, biết đâu nguyên nhân của những ác độc lại nằm ở việc chúng thuộc nằm lòng truyện Tấm Cám từ thuở ấu thơ?
Truyện Tấm Cám và những suy nghĩ của một người mẹ
Là bà mẹ của những đứa con đang ở lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách, dạy dỗ cho các con nên người chưa bao giờ là công việc nhẹ nhàng, đơn giản đối với chúng tôi.
Một trong những điều chúng tôi làm cho các con mình mỗi tối, trước khi các cháu ngủ là đọc truyện cho các cháu nghe. Từ những thời khắc này, thế giới mộng mơ Cổ tích hằn in trong suy nghĩ của các cháu, góp phần không nhỏ trong việc hình thành những giấc mơ cổ tích là được làm những việc siêu phàm không tưởng đến việc làm phong phú thêm ngôn ngữ của các cháu.
Nhưng có điều, trong những sách gối đầu giường của các con tôi, chúng tôi thống nhất với nhau không để ”lọt vào mắt” các cháu truyện Tấm Cám và những dị bản tương tự, dẫu chúng tôi không phủ nhận trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có nhiều truyện có tác dụng giáo dục rất tốt đối với trẻ nhỏ từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Chúng tôi chủ động một cách có ý thức không cho các con mình tiếp cận với truyện Tấm Cám vì những ”bài học đạo đức” rút ra khi đọc xong truyện không phù hợp với những gì chúng tôi đã dày công dạy dỗ các con mình. Cụ thể, những điều không phù hợp ấy thể hiện ở ba điểm chính sau:
Thứ nhất, có phải mọi mối quan hệ mẹ kế con chồng đều là mối quan hệ thù địch đến đỉnh điểm, người này bằng mọi cách phải hành hạ người kia đến phi đạo đức, phi nhân tính?
Thứ hai, cách đối diện với những khó khăn trong đời của Tấm chỉ là ngồi khóc lóc để rồi một nhân vật Tiên, Bụt hiện ra ra tay giúp đỡ có phải là cái cách mà những con người hiện đại có trang bị kiến thức tốt nên trông chờ như một phương cách duy nhất khả dĩ?
Và cuối cùng là sự trả thù một cách tàn khốc những ai đã gây khốn khó cho cuộc đời mình như cách của Tấm là đáng lên án hoặc phải tránh xa hay là ”kim chỉ nam” cho trẻ khi đối diện với những kẻ xấu chơi tương tự chúng sẽ gặp trên đường đời?
Có nên cho trẻ xem ti vi và điện thoại sớm?
Cho trẻ xem ti vi khi trẻ đòi hỏi, đưa cho trẻ cái điện thoại hoặc ipad khi con không...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetailsCó thể nói không một thời nào lại không có mối quan hệ đặc biệt giữa người vợ sau của bố, người chồng sau của mẹ với những đứa con của cuộc hôn nhân trước cả. Và cũng không hiểu từ đâu người ta có một mặc định trong suy nghĩ rằng hễ cứ mẹ kế thì gọi là Dì ghẻ, mà đã là Dì ghẻ thì luôn ác độc đến mất hất cả nhân tính với con chồng. Để giải thích cho sự ác độc ấy người ta cho rằng đó là do ”khác máu tanh lòng”, đứa con riêng của chồng không phải do người mẹ kế sinh ra nên không thương không xót, thậm chí có ác độc cũng là …đương nhiên!
Không thể khẳng định mọi người mẹ kế đều tốt, nhưng mặc nhiên khẳng định mọi người mẹ kế đều ác độc thì thật không công bằng với những phụ nữ tốt bụng nhân hậu thương yêu và chăm sóc những đứa con chồng không kém gì những đứa con máu thịt của mình cả. Chính định kiến trong xã hội, chính miệng lưỡi ác độc của cái gọi là dư luận tạo ra sự nặng nề không đáng có giữa những thành viên trong gia đình có người cha đi bước nữa và tạo một sức ép tâm lý lên người đàn bà đến sau đến suốt cuộc hôn nhân của họ.
Trở lại truyện Tấm Cám, với mô tuýp mẹ kế hành hạ con chồng không phải là mô tuýp riêng có trong truyện cổ tích ở Việt Nam, nhưng viết và kể sao đó để người đọc hiểu đấy chỉ là trường hợp cá biệt, không phải bà mẹ kế nào cũng ác độc có lẽ cũng là điều nên lưu ý. Không gì đáng sợ bằng sự gieo vào lòng những thế hệ người đọc những mặc định không tốt đẹp về một dạng nhân vật trong truyện đồng thời cũng là một kiểu người trong xã hội. Những mặc định không những không lên án được cái xấu đồng thời cũng là sự phủ nhận những người mẹ kế tốt bụng, thản nhiên khoác lên họ cái áo của kẻ xấu mà họ rất khó có thể tự biện minh cho mình được.
Cho đến khi trưởng thành, nghĩ đến nhân vật Tấm, đọng lại trong tôi là những lần Tấm ngồi khóc than sụt sùi khi gặp khó khăn, và cứ khóc là Bụt lại hiện ra …. khóc là Bụt lại hiện ra như một điều tất yếu phải như thế. Dân gian có cách giải thích là do Tấm hiền lành ngoan ngoãn, do Tấm không đáng phải chịu bất công nên Bụt hiện ra để giúp đỡ. Thế hệ chúng tôi bằng lòng với sự lý giải ấy nên rất ít có ý kiến trái chiều đặt ngược lại vấn đề: Tại sao lại chỉ biết khóc than để trông chờ vào sự trợ giúp ở bên ngoài? Tại sao không thấy Tấm nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn và thử thách? Liệu có nên học cái cách của Tấm là cứ khó khăn một chút là khóc lóc để người khác mủi lòng thương giúp đỡ mình từ A đến Z hay không?….
Nếu chỉ giải thích theo lối một chiều như xưa nay vẫn thế, việc tạo ra những suy nghĩ thụ động, hay kêu ca than vãn, chỉ chăm chăm trông chờ ỉ lại vào người khác chắc chắn là điều không tránh khỏi. Điều này tạo điều kiện cho một cung cách, một lối sống rõ ràng là không tích cực, khi đối diện với khó khăn lớn nhỏ trong đời chỉ biết kêu ca than thở, đánh vào tâm lý dễ mủi lòng thương của người khác để hòng mong họ giúp đỡ v.v… và v.v….
Điều cuối cùng và có lẽ cũng là điều đáng nói nhất khi đưa đến một quyết định có nên đọc cho những đứa trẻ ngây thơ non nớt truyện Tấm Cám là những trả thù quá ác độc của Tấm dành cho mẹ con nhà Cám. Nếu gấp truyện lại, nhận xét một cách khách quan thì mặc dù bị cho là tai quái ác nghiệt thì cái sự ác của cả hai mẹ con nhà Cám không thấm vào đâu so với Tấm. Tấm ác đến mức mặc dù muốn dẫn ra những hành vi của Tấm để minh họa cho bài viết của mình mà người viết bài này cũng phải ngần ngại đắn đo vì sợ bóng đen của tột cùng ác độc làm hỏng đi bài viết của mình.
Có nên cho con đọc truyện cổ tích không?
Không muốn vội vàng quy kết cho nguyên nhân của những tội ác ngày càng leo thang trong xã hội, nhưng một câu hỏi cứ lơ lửng đeo bám tôi là: ”Phải chăng khi đã ngấm truyện Tấm Cám cũng như rất nhiều những luồng sách báo phim ảnh bạo lực, những kẻ nhẫn tâm lạnh lùng tước đoạt mạng sống của người khác có những ”hình mẫu”, có những ”tấm gương” cũng như những phương cách rất cụ thể để họ làm theo?
Không có một tổng kết nào cho biết có bao nhiêu ông bố bà mẹ đã từ chối đặt truyện Tấm Cám lên đầu giường các con của mình mỗi tối. Lại càng không biết được con số cụ thể những bậc phụ huynh cho qua việc nhìn nhận đánh giá lại truyện Tấm Cám nói chung và nhân vật Tấm nói riêng vì nhận thấy sự ác độc ngoài sức tưởng tượng và vô cùng phản giáo dục của Tấm.
Nhân vật cô Tấm được ”vẽ” lên trong con mắt của biết bao nhiêu thế hệ người đọc là một cô gái xinh xắn dịu dàng. Vậy mà cái vỏ bọc ”người tốt” ấy lại sở hữu một cái đầu lạnh lùng khi nghĩ ra những mưu sâu trả thù tàn khốc và một trái tim của một kẻ giết người không chút sợ hãi hay ăn năn.
Chỉ nghĩ đến vậy thôi đã thấy khủng khiếp rồi!
Về sự thân mật, lòng trắc ẩn và tình yêu thương trong gia đình
Sự thân mật, lòng trắc ẩn và yêu thương gia đình có hay không sẽ được truyền từ thế hệ...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetailsHoàn toàn không lý thuyết khi nói rằng tất cả những gì đã in dấu trong đầu óc những đứa trẻ, sẽ theo chúng đến những năm tháng trưởng thành. Việc chọn lọc những gì lành mạnh, hướng thiện, khơi gợi và khuyến khích những hành xử đức độ, nhân hậu là việc của người lớn chúng ta – những người là cha mẹ ông bà trong gia đình, là cô giáo thầy giáo trong nhà trường và toàn bộ nền tảng đạo đức xã hội, mà một trong những biểu hiện của quan tâm dạy dỗ trẻ là chọn những quyển sách phù hợp để đọc cho chúng nghe và để hướng dẫn chúng đọc hàng ngày.
Việc giáo dục con trẻ phải là một quá trình bắt đầu từ khi chúng chỉ non nớt như những mầm cây. Đừng để những mầm mống ác độc len lỏi vào đầu con trẻ. Đừng chỉ giản đơn lên án những kẻ ác, biết đâu nguyên nhân của những ác độc lại nằm ở việc chúng thuộc nằm lòng truyện Tấm Cám từ thuở ấu thơ?
Theo Saomai Pham
Xem thêm
Thư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreDetails