Có rất nhiều điều mình nghĩ đến khi xem xong Song Lang. Sự xuất hiện của Dũng vào cuộc đời Linh Phụng và cuộc đời của Dũng khi Linh Phụng bước vào, liệu rằng có phải là một sự ‘phù phép’ của nghệ thuật, nên mới đẹp và đau lòng đến thế…
Review phim Song Lang (2018)
Song Lang bấm máy muộn mất một năm so với dự kiến, song cũng vì thế mà vừa vặn ra mắt đúng dịp kỉ niệm 100 năm nghệ thuật Cải lương Việt Nam. Nghe nói đạo diễn phim – Leon Quang Lê, có một tình yêu và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn nghệ thuật này.
Phim lấy bối cảnh Sài Gòn những năm 1980, màu phim đẹp và buồn, gồm 2 màu chủ đạo là vàng (tả ánh sáng đèn buổi tối) và xanh ( thường tả ánh sáng và quang cảnh ban ngày), dễ khiến người xem có một cảm giác hanh hao khó tả; nhưng dù là ngày hay đêm, những mảng tối đan xen, lấn át ánh sáng vẫn xuyên suốt cả phim như một sự ngự trị dai dẳng cứng đầu, một sự buồn bã u tối giữa những hơi thở người còn đang sống.
Chất nghệ thuật trong phim mang cả hai yếu tố: tính nhân văn và cái đẹp, nhưng là cái đẹp buồn, cái đẹp của bi kịch. Con người từ bi kịch thoát xác trở về bản chất của mình, cũng từ bi kịch mà tìm được sự thăng hoa trong cảm xúc.
Song Lang bắt đầu với những màn đòi nợ thuê của Dũng “thiên lôi” – một kẻ đòi nợ khét tiếng, hành động quyết đoán và không hề do dự.
Trong một lần đòi nợ tại rạp hát, anh gặp Linh Phụng – kép chính của đoàn hát. Dũng đã đứng im lìm, chừng như lịm hẳn đi ở phía cánh gà, trước sân khấu không một bóng người mà chỉ có bóng tối thả mình, nhưng tâm trí anh lại ùa về bao khung cảnh tươi đẹp và rực rỡ của quá khứ, khi mà ba mẹ vẫn là những nghệ sĩ hạnh phúc, toả sáng trên sân khấu kịch. Lúc ấy biến cố gia đình chưa xảy ra và anh vẫn mang một sự yêu thích với bộ môn nghệ thuật này.
Cái đẹp u buồn của quá khứ cứ bủa vây lấy anh, khiến anh lặng người đi và chỉ thực sự thoát khỏi nó khi Linh Phụng xuất hiện. Từ đây, hai người bắt đầu có những cuộc gặp gỡ và thấu hiểu lẫn nhau, họ chân thành mở lòng cho nhau xem những câu chuyện quá khứ của mình.
Tại sao một tên đòi nợ bặm trợn khét tiếng lại muốn nghe hát, lại biết đánh đàn và dùng song lang? Tại sao Dũng “thiên lôi” sai đâu đánh đấy lại có ngày tự mình gia hạn ngày trả nợ với một sự nhượng bộ rất lặng lẽ… Có lẽ chính vào lúc Dũng lịm đi trước cái sân khấu gợi nhắc tới một ảo ảnh của quá khứ xa xăm.
Cái đẹp và sự nhân văn của nghệ thuật đã làm đúng vai trò của nó, đánh thức phần bí mật nhiều cảm xúc đã ngủ quên trong Dũng, để từ đây, không chỉ Dũng – một lần nữa đặt tay lên cây đàn, mà chính Linh Phụng cũng tìm được sự thăng hoa trên sâu khấu – thứ mà như thầy anh nói, Cử chỉ, biểu cảm, giọng hát, đều gần được rồi… nhưng còn thiếu một thứ này. Ông chỉ vào ngực anh. Yêu đi con. Có yêu là có mất mát.
“Phải biết đau khổ là gì thì lời ca mới hay được mà.”
Cái bi kịch luôn được đặt vào trung tâm của cảm xúc, và cũng chính vì linh cảm về một bi kịch đang xảy ra khi đang diễn buổi diễn cuối cùng khiến Linh Phụng đạt đến đỉnh cao cảm xúc, nhập tâm vào nhân vật Trọng Thuỷ của mình – điều này được chứng minh bằng ánh mắt long lanh xúc động của thầy anh đang đứng nơi cánh gà. Có phải cái đẹp thì luôn buồn như thế không?
Có rất nhiều điều mình nghĩ đến khi xem xong Song Lang. Sự xuất hiện của Dũng vào cuộc đời Linh Phụng và cuộc đời của Dũng khi Linh Phụng bước vào, liệu rằng có phải là một sự ‘phù phép’ của nghệ thuật, nên mới đẹp và đau lòng đến thế…
Có những chi tiết được quay rất đẹp mà mình cứ nhớ mãi, ấy là khi Dũng đứng một mình trước khung cửa sổ đầy cây và khi có Linh Phụng đứng cạnh; hay là khi Linh Phụng quay ngang mặt song song bóng lưng của Dũng, đằng sau là khung ảnh bàn thờ giữa hai người; hay là khi Mỵ Châu bị An Dương Vương chém trên sân khấu ở gần cuối kịch, cùng lúc Dũng cảm thấy một trận rùng mình đột ngột. Nó đẹp và xuất thần đến độ mình cứ ngơ ngẩn mãi.
Phim rất hay các cậu ạ. Không có một sự gắn bó thể xác nào, nhưng họ thấy hiểu nhau qua những câu chuyện.
Đạo diễn cũng có trả lời khi được hỏi có muốn tăng thêm chi tiết cho tuyến tình cảm của nhân vật chính không, anh đã từ chối. Anh muốn Song Lang là một bộ phim mà trong đó, “các nhân vật chính không có bất kỳ tương tác nào về mặt thể xác. Thông qua đó, trao cho khán giả cơ hội nhìn nhận họ dưới góc độ là những con người bình thường.” Và những con người ấy, người dấn thân vào nghệ thuật, người tưởng như đứng ngoài nghệ thuật và sống một cuộc sống bình thường (thậm chí bất thường với nghề đòi nợ thuê), nhưng chính sự cọ xát giữa họ với góc độ của những con người bình thường đã khiến nghệ thuật thăng hoa.
Bài viết hữu ích
Review phim Cam (Kẻ Giả Danh): vén màn bí mật nghề diễn sex
Cam (Kẻ Giả Danh) là bộ phim đầu tay của đạo diễn Daniel Goldhaber và biên kịch Isa Mazzei. Phim...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails–
TẠP CHÍ MENBACK