Bạo hành bằng lời nói tuy không để lại những dấu vết rõ ràng trên cơ thể nhưng lại có ảnh hưởng nặng nề đến cảm xúc, tâm lý, suy nghĩ, hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống của người bị bạo hành. Vì vậy hãy hiểu rõ để tránh và vượt qua các hành vi bạo hành lời nói.
Bạo hành bằng lời nói là gì?
Bạo hành bằng lời nói là những hành động dùng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt cảm xúc cho người khác. Những câu nói nặng nề khiến nạn nhân bị tổn thương cảm xúc, thường thấy mình không có giá trị, không giỏi giang hay kém thông minh.
Các hành vi bạo hành bằng lời nói
- Đặt biệt danh xấu:
Một biệt danh khiến bạn tự ti chính là một dạng bạo hành lời nói, dù mọi người xung quanh nghĩ biệt danh này “nghe vui” hay “dễ thương”.
- Luôn tìm cách làm người khác ngượng ngùng:
Họ có thể mỉa mai hay chế nhạo vóc dáng, cách ăn mặc, cách đi đứng… Tất cả chỉ để khiến bạn cảm thấy mình thấp kém và đáng xấu hổ. Hành động này có thể xảy ra ở nơi riêng tư hay công cộng.
- Trêu ghẹo:
Những người bạo hành lời nói sẽ biến bạn thành tâm điểm của những câu trêu đùa của họ. Họ có thể xem việc chọc ghẹo này chỉ là những câu nói đùa. Tuy nhiên, nếu những câu nói này không vui vẻ thì đây chính là bạo lực lời nói.
- Luôn chỉ trích:
Cho dù ở nơi công cộng hay riêng tư, những lời chỉ trích không có tính xây dựng đều có thể khiến bạn bị tổn thương. Vậy nên, việc liên tục chỉ trích người khác chính là hành vi bạo lực lời nói.
- Lớn tiếng:
Việc la hét, lớn tiếng hay thậm chí là dùng những từ ngữ không lịch sự để nói chuyện là hành vi bạo hành lời nói.
- Đe dọa:
Sự đe dọa dù chỉ bằng lời nói cũng là một hành vi bạo hành lời nói nghiêm trọng. Những lời đe dọa này khiến bạn lo sợ và dễ dàng bị thao túng, kiểm soát.
Ảnh hưởng của bạo hành lời nói
Bạo hành bằng lời nói có tác động lâu dài đến nạn nhân. Nạn nhân dễ gặp những vấn đề tâm lý như lo lắng, trầm cảm hay thậm chí là rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post-Traumatic Stress Disorder – PTSD).
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ bị bạo hành lời nói ở nhà hoặc ở trường có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn khi trưởng thành.
Cần làm gì khi bị bạo hành bằng lời nói
Dưới đây là một số cách vượt qua khi bạn bị bạo hành bằng lời nói:
Thể hiện thái độ của bạn
Bạn cần tỏ rõ mình không vui khi nghe những câu đùa ác ý, những biệt danh xấu, những câu chỉ trích không có tính xây dựng… Việc tỏ thái độ một cách bình tĩnh sẽ khiến người khác hiểu rằng bạn không chấp nhận việc bị bạo hành và sẽ có cách phản kháng nếu việc này tiếp diễn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Bạo lực lời nói có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách tìm đến bác sĩ tâm lý hay chuyên gia trị liệu. Các bé bị bạo lực lời nói ở trường có thể nhờ thầy cô, ba mẹ giúp đỡ để được học tập trong một môi trường lành mạnh hơn. Sau khi được giúp đỡ, nạn nhân sẽ có thể kiểm soát tâm trạng của mình tốt hơn và tránh xa suy nghĩ tiêu cực.
Tránh những người tiêu cực
Một cách đơn giản để bảo vệ bản thân là tránh những người hay chỉ trích hay trêu ghẹo bạn. Các bé trong độ tuổi đi học có thể tránh đi một mình tới những góc vắng trong trường. Nếu bạn đã đi làm, hãy cân nhắc việc đổi bộ phận hay thôi việc. Nếu bạn bị bạo hành lời nói ở nhà, hãy tạo khoảng cách với người thân hay chỉ trích bạn và ngừng lắng nghe những gì họ nó
Bạo hành lời nói tuy không để lại những dấu vết rõ ràng trên cơ thể nhưng lại có ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ và cả hiệu quả công việc của bạn. Do đó, bạn hãy bảo vệ bản thân bằng cách tránh xa những người tiêu cực và xây dựng sự tự tin cho mình. Đặc biệt, bạn cũng nên cẩn trọng lời nói của mình vì chúng có thể vô tình gây ra những tổn thương khó chữa lành cho những người xung quanh.
Tâm sự của một người đàn ông bị trầm cảm
Bệnh trầm cảm không chỉ có ở nữ giới mà ngay cả nam giới cũng dễ mắc phải chứng bệnh...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK