Bộ não của con người vốn được “thiết kế” để không bao giờ đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu. Bản chất của đời sống là khổ đau. Vậy rốt cục sống để làm gì, chúng ta có nên bị sinh ra và tồn tại một cuộc đời đã biết trước kết thúc hay không?
Sống để làm gì?
Hai tháng trước, một thanh niên Ấn Độ có tên Raphael Samuel đã đâm đơn kiện cha mẹ ra tòa vì đã… sinh ra anh ta. Raphael tin rằng đó là một sai lầm. Cuộc đời này là một bể khổ, và anh chẳng yêu cầu được sinh ra.
“Tôi không muốn có mặt trên đời”
Anh không phải là một kẻ bất hạnh hay chán đời đến mức không thiết sống: “Tôi yêu bố mẹ, và gia đình tôi êm ấm. Cuộc sống của tôi không có gì đáng phàn nàn, nhưng tôi vẫn cảm thấy không có lý do gì phải sống, đi học, kiếm việc làm, vì tôi không muốn có mặt trên đời”.
Nếu một lần bạn có nghĩ đến điều này, thì cũng như Samuel, bạn không cô đơn. Tiểu thuyết gia Gustave Flaubert, tác giả cuốn “Bà Bovary”, từng tuyên bố rằng ông sẽ tự nguyền rủa mình nếu trở thành một người cha, vì ông “không muốn truyền thụ lại cho ai gánh nặng và sự ô nhục của việc tồn tại”.
Văn hào Fyodor Dostoyevsky thậm chí còn nhìn cuộc đời ảm đạm hơn, khi viết trong tác phẩm bất hủ Anh em nhà Karamazov: “Tôi thà tự sát trong bụng mẹ, để không phải ra ngoài thế giới này”.
Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer đặc biệt tỏ ra bi quan về chủ đề này: “Liệu một người có nhiều thiện cảm với thế hệ tương lai có để cho chúng gánh lấy gánh nặng của sự tồn tại, hay bằng bất cứ giá nào cũng không chịu trách nhiệm về gánh nặng ấy một cách có chủ tâm?”
Thuyết phản khuyến sinh (anti- natalism), một góc nhỏ của triết học hiện đại, đặt ra một ý tưởng tương tự: Nếu cuộc đời này vốn là bể khổ, thì liệu sự tồn tại có thật sự là hạnh phúc hơn việc chưa bao giờ từng sinh ra?
Đây là một vấn đề rất tế nhị, vì quan điểm của nó đi ngược lại xung lực sinh học cơ bản của chúng ta (sinh sản là để duy trì giống nòi, sự tiếp nối), nhưng cũng là điều rất đáng để lưu tâm, vì nó đi đến tận cùng một câu hỏi triết học nhức nhối: Cuộc đời này có đáng sống hay không?
Cây cối có linh hồn và cảm xúc hay không?
Rất nhiều lần chúng ta đặt câu hỏi, liệu cây cối có linh hồn không? cây cối có cảm xúc,...
Read moreĐời là bể khổ, sống để làm gì
David Benatar, hiện là Trưởng khoa Triết Đại học Cape Town (Nam Phi) và là một trong những người quan trọng đặt nền móng cho thuyết phản khuyến sinh, cho rằng câu trả lời là KHÔNG. Theo ông, có một sự bất cân xứng nghiêm trọng giữa những điều tốt đẹp so với những thứ xấu xa trong cuộc sống này
Benatar đưa ra một ví dụ: Khi ông nghĩ về Sao Hỏa, thay vì tiếc nuối rằng hành tinh đó thiếu đi những điều tuyệt vời, ông lại cảm thấy một cách tích cực rằng vì sự sống không tồn tại, nên đấy đơn giản là hành tinh đã thoát được đau khổ.
Bạn hãy tưởng tượng thử mình mua vé xem một bộ phim, bước vào rạp với tâm thế chờ đợi, và sau đó hụt hẫng vì phim dở. Nếu bạn biết trước rằng bộ phim ấy không như bạn kỳ vọng, có lẽ bạn đã không lãng phí thời gian của mình.
Bộ não của con người vốn được “thiết kế” để không bao giờ đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu.
Kết cục chung là “cái chết”
Kinh điển Phật giáo cũng có một câu chuyện mô tả đời sống rất sinh động. Một tử tù vượt ngục và bị đuổi gấp. Trong khi chạy trốn, anh ta rơi xuống vực sâu, nhưng bám được vào một cành cây leo và cứ thế lơ lửng trên vách đá.
Cứ nghĩ thế là may, nhưng không hẳn: Có một con chuột đen và một con chuột trắng đang gặm dần cành cây leo mà anh ta đang bám vào. Phía trên, quan quân truy bắt đã đuổi đến nơi. Và dưới đáy vực, rắn độc ngóc đầu chờ.
Trong hoàn cảnh tuyệt vọng ấy, tử tù bỗng nhìn thấy một nhánh cây khác trên đầu anh ta. Một bầy ong đang làm tổ trên đó, và tự dưng có mấy giọt mật rơi vào miệng tử tù. Vào đúng khoảnh khắc ấy, mọi nguy khốn của anh ta dường như đi vắng. Chỉ còn lại vị mật ngọt tan trong miệng.
Những giọt mật là ẩn dụ của khoái lạc nhất thời. Hai con chuột đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm, gặm nhấm sinh mệnh của chúng ta từ từ. Ta không thể làm gì trước một kết cục chung nhất là cái chết. Khi vị ngọt qua đi, tử tù sẽ còn xót xa và đau đớn hơn nữa với hoàn cảnh mà anh ta đang phải chịu.
Đấy là quan điểm cơ bản của đạo Phật: Bản chất của đời sống là khổ. Không chỉ với nghĩa hẹp là những gì con người nói chung quan niệm là đem đến khổ đau (ví dụ như nỗi đau thể xác, bị hành hạ, bị làm nhục…) mà chỉ một trạng thái rộng hơn, khi con người ta sống với tâm thế chịu đựng (suffering) thực tại, vì chỉ mải chăm chú vào khoái lạc (với ẩn dụ là những giọt mật), từ đó bị đánh lừa và không thể hài lòng với những gì đang có.
Không thể chấp nhận được rằng đời sống này là vô thường, luôn thay đổi, và mọi thứ chỉ là tạm thời, cho đến khi ta qua đời.
Nhân tướng học có đúng không?
Nếu bạn còn thắc mắc nhân tướng học có đúng không thì cũng đường quên câu "tốt gỗ hơn tốt...
Read moreNhững sự thật khắc nghiệt
Mỗi chúng ta có trung bình 30 nghìn ngày để sống, và đây là một vài sự thật khắc nghiệt mà tất cả sẽ phải đối mặt:
Mọi thứ đều tàn lụi. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn hẳn sẽ cảm thấy ngậm ngùi khi ngoái nhìn lại và cảm nhận. Ai cũng già đi. Thêm một ngày là thêm một quãng trên hành trình tới cái chết. Cha mẹ từng dắt bạn chập chững những bước đầu tiên, giờ bạn là người dắt họ. Và sau này bạn và con bạn cũng thế.
Những người bạn ấu thơ khi lớn lên sẽ nhạt nhẽo dần, có thể trở nên hoàn toàn xa lạ. Tình yêu đầu thường sẽ tan vỡ, để lại nuối tiếc thậm chí nhiều năm về sau. Và cả bông hoa ngoài hiên kia nữa, một sớm mai còn đẹp là thế, sáng hôm sau đã lụi tàn.
Đa số mọi người sẽ làm bạn thất vọng. Một nghiên cứu cho biết có 60% số người được khảo sát đã thú nhận rằng họ từng chia sẻ bí mật của bạn thân cho một bên thứ ba.
Điều này quả là đáng thất vọng: Chúng ta hầu như không thể tin tưởng ai tuyệt đối. Đứa con bạn kỳ vọng thường sẽ không như bạn mong muốn, vì nó sẽ sống cuộc đời của nó. Người ta yêu nhất thường không yêu ta. Người bạn tin tưởng nhất có thể phản bội.
Hiểu đặc tính Âm Dương để giải thích quy luật vận hành của thế giới
Hiểu đặc tính Âm Dương để giải thích về quy luật vận hành thế giới, bài viết được diễn đạt...
Read moreSự vô nghĩa của đời sống. Khó khăn dường như một điều cơ yếu của đời sống này, nhưng điều đáng sợ hơn cả là tính vô nghĩa của nó, nếu như ta nhìn rộng hơn, vượt qua những định kiến cá nhân, trên cả tình cảm lẫn cuộc sống nhỏ nhoi của ta.
Đứa trẻ nào gia nhập hành trình sống cũng bắt đầu với sự ngây thơ, rồi lớn lên và vật lộn với những lo toan chung rất đời, như là tiền bạc, địa vị, các mối quan hệ, nỗ lực, những nỗi thất vọng.
Như ta đã từng. Nhưng rồi có ý nghĩa gì không? Tất cả những gì ta làm được, tất cả những buồn vui của ta, những người ta hoặc yêu thương hoặc căm ghét, rồi một ngày cũng phải “để gió cuốn đi”, như Bod Dylan đã hát.
Sự cô độc của kiếp người. Bạn phải chấp nhận rằng tri kỷ có lẽ với đa số chỉ là khái niệm trong văn chương hoặc điện ảnh, còn lại cơ bản là chúng ta không thể hiểu được nhau. Dù đôi khi ta bất chợt thấy mình đồng cảm với ai đó, nhưng chừng đấy không đủ để mỗi cá nhân bớt cô độc khi đêm xuống, với cuộc đời rất cá biệt, những tình cảm sâu kín chưa từng bắt gặp ở bất cứ đâu.
Bạn sẽ không bao giờ hài lòng. Trong cuốn sách nổi tiếng Homo Sapiens (Lược sử loài người), Giáo sư người Israel Yuval Noah Harari đã nói về cơ chế não bộ được di truyền qua hàng triệu năm giải thích vì sao chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc.
Cách đây hàng triệu năm, con người chỉ mong có đủ ăn, và bớt bệnh tật. Sau hai cuộc cách mạng nông nghiệp và công nghiệp, con người đã giải quyết được những vấn đề cơ bản này, nhưng thế là không đủ.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của tham vọng chinh phục thiên nhiên, và cố đạt đến sự bất tử. Tức là đủ ăn và tuổi thọ cao là chưa đủ. Con người còn muốn quyền lực của thánh thần. Sự không thỏa mãn ấy là đặc trưng hình thành qua tiến hóa, biến con người thành giống loài thống trị trái đất.
STT hay về cuộc sống tâm trạng buồn, vui, an nhiên, bon chen
Nếu bạn đang tìm một Stt hay về cuộc sống để đăng kèm một bức ảnh làm status trên Facebook,...
Read moreKhi chưa có tiền, bạn sẽ nghĩ tiền là hạnh phúc. Người có tiền nhưng không có sức khỏe chỉ mong rằng mình không còn phải nằm giường bệnh. Người không có tình yêu chỉ nghĩ được rằng người mình yêu mến là tất cả. Chúng ta luôn hy vọng, và đạt được thì lại bắt đầu thất vọng.
Cơ chế của não bộ là như thế: Con người sẽ không bao giờ được hạnh phúc vĩnh cửu. Đấy là động lực sống của chúng ta, và cũng là nỗi đau khổ đẹp đẽ của chúng ta.
Nếu ta đã “nhỡ” phải sống?
Alain de Botton, một triết gia, nhà văn người Anh nổi tiếng với cuốn best seller “Sự an ủi của triết học”, đã từng viết về một trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người ta suy nghĩ về bản chất khổ của đời sống trong bài luận có tên “Ngợi ca nỗi chạnh lòng”: “Chạnh lòng không phải là một cơn thịnh nộ hay cay đắng, mà là một dạng nỗi buồn cao quý xuất hiện khi chúng ta ngộ ra rằng đau khổ và thất vọng là trung tâm của trải nghiệm đời người. Nó không phải là một chứng rối loạn cần chữa trị; nó là sự thừa nhận dịu dàng, bình tĩnh, vô tư về bao nhiêu đau đớn mà chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua”.
5 cuốn sách tâm linh hay nhất giúp bạn bình an và hạnh phúc
Những cuốn sách tâm linh sẽ giúp bạn giải phóng bản thân khỏi những ý nghĩ, cảm xúc và những...
Read moreKarl Pillemer, Giáo sư ngành Phát triển con người của Đại học Cornell, đã tiến hành thí nghiệm trên 1.200 người từ 70-100 tuổi và rút ra một kết luận: “Trong lĩnh vực lão khoa, có một lý thuyết gọi là “lựa chọn cảm xúc xã hội”.
Thứ họ tranh luận là điều phân biệt những người từ 70 tuổi trở lên so với những người trẻ hơn chính là cảm giác hạn chế về thời gian. Bạn thực sự nhận thức được rằng những ngày mình còn trên đời đang được đếm ngược. Thay vì chán nản, mọi người bắt đầu đưa ra các lựa chọn tốt hơn”.
Việc đặt câu hỏi rằng liệu được sinh ra trên đời này có đáng hay không không có nghĩa là coi thường các sinh linh và hạ thấp giá trị của đời sống, mà là để chúng ta có thể một lần suy ngẫm đến giá trị của sự tồn tại này, thông qua một lăng kính trái ngược.
Điều đó có thể làm ta trở nên tốt hơn, một khi ta có thể thừa nhận “dịu dàng, bình tĩnh, vô tư” sự thật khắc nghiệt là mình đã được sinh ra, và không còn cách nào khác là phải chọn lựa một cách sống.
Và một lúc nào đó, cảm thấy hơi chạnh lòng vì những người đã gia nhập cuộc sống này cùng với ta, bất chấp địa vị, giàu nghèo, danh vọng, đều có một nỗi khổ chung vắt vẻo trên cây đời, trên cùng một con đường đến bên kia thế giới. Đấy có lẽ là một nỗi buồn đẹp đẽ, đẹp hơn cả việc chưa từng được sinh ra.
Ban Cầm
Self-help là gì? Self-help ‘độc hại’ ở Việt Nam? Có nên đọc sách self-help?
Ý nghĩa của self-help nằm trong chính cái tên của nó, self là bản thân và help là sự tự...
Read more