Vai trò của nghệ thuật, không còn bàn cãi, chính là nhân tố mang đến sang trọng tối thượng: có một không hai, vượt thời gian, mang tầm quốc tế, và tôn vinh các giá trị. Ngày nay, nhiều thương hiệu xa xỉ liên kết với thế giới nghệ thuật để đến gần hơn với tầm vóc của di sản, và gần hơn, đến với giới siêu giàu – những người yêu và nghệ thuật một cách sâu sắc.
Thách thức với các hàng hóa sang trọng là có thể tạo ra sự khan hiếm. Chắc chắn, quá trình cá nhân hóa đã đạt được những tiến bộ đáng kể và hoạt động sản xuất giờ đây đã không còn hạn chế như mười năm trước, và đó là khi các bộ sưu tập capsule và “sự khan hiếm có mục đích” xuất hiện để tránh gây ấn tượng về sự phổ biến.
Điểm chung giữa sự sang trọng và nghệ thuật có thể tìm thấy ở những sản phẩm vượt qua những thử thách của thời gian.
Các thương hiệu cố gắng cân bằng giữa doanh số và số lượng, với rủi ro của việc bỏ lỡ các cơ hội thông qua chiến lược tiếp thị khôn ngoan. Nhưng không gì có thể thay thế được sức hấp dẫn của một sản phẩm độc đáo, cho dù đó là một trải nghiệm đặc biệt (như “omotenashi”, nghệ thuật phục vụ khách hàng của Nhật Bản) hay một đối tượng đặc biệt (lấy ví dụ là nghệ thuật đương đại). Tuy nhiên, rất khó để thị trường xa xỉ có thể sao chép những loại sản phẩm đó, vì mô hình kinh doanh ít nhất phải dựa vào mức độ nhân rộng.
Có lẽ điều tốt nhất có thể làm là được truyền cảm hứng? Trên thực tế, tôi tin rằng có rất nhiều điều để học hỏi từ thế giới nghệ thuật. Và không có gì ngạc nhiên khi theo thời gian, các thương hiệu xa xỉ đã là trở thành một số nhà tài trợ lớn nhất cho các cuộc triển lãm nghệ thuật và đã xây dựng các phòng trưng bày của riêng họ, nổi tiếng nhất là của Cartier và Louis Vuitton ở Paris và bảo tàng Gucci hay Ferragamo ở Florence.
Tuần này, Pinault Collection được chờ đợi từ lâu ở Paris sẽ ra mắt công chúng, theo sau những thành công ở Venice. Gia đình Pinault là cổ đông chính của Kering, sở hữu danh mục các thương hiệu xa xỉ, từ Gucci, Saint Laurent đến Balenciaga và Bottega Veneta. Điều thú vị ở đây là bộ sưu tập này cộng hưởng nhiều hơn với di sản của một gia đình hơn là với thương hiệu.
Theo thời gian, sự hợp tác với các nghệ sĩ cũng đã tạo nên nhu cầu về thương hiệu, và sự hợp tác của Louis Vuitton với nghệ sĩ đương đại Takashi Murakami gần 20 năm trước là một minh chứng. Và nhiều quan hệ đối tác nổi bật khác đã xuất hiện kể từ đó.
Tập trung vào khách hàng so với tập trung vào đối tượng
Như Chủ tịch Christie’s Châu Á Thái Bình Dương, Francis Belin, đã chia sẻ trong cuốn sách Future Luxe: “Sự xa xỉ đã muốn đến gần hơn với nghệ thuật như một phương tiện để giảm thiểu thực tế phiến diện rằng các mặt hàng này được sản xuất hàng loạt với quy trình công nghiệp, và có rất ít những sản phẩm độc đáo.” Lĩnh vực xa xỉ vẫn là một cỗ máy lớn cung cấp nhiều sản phẩm ở nhiều kênh bán hàng. Và với sự gia tốc của chu kỳ sản phẩm, nó có thể lấy cảm hứng từ tính thống nhất mà nghệ thuật sở hữu.
Sang trọng cần tiếp thị, quảng cáo, bao bì, PR, và nhiều thứ khác. Nghệ thuật không cần gì cả. Nghệ thuật là về đối tượng, và bạn chỉ cần làm rất ít. Bạn có thể giải thích nó, đặt nó vào ngữ cảnh và chứng minh tại sao nó lại quan trọng. Nhưng cuối cùng nó có thể tự sống sót, và thị trường sẽ quyết định những gì sẽ ở lại và có giá trị, và những gì sẽ biến mất. Tôi tin rằng xa xỉ cần nghệ thuật, nhưng một tác phẩm nghệ thuật không cần gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể tranh luận rằng nếu sự sang trọng có thể được truyền cảm hứng từ nghệ thuật, thì thế giới nghệ thuật cũng có thể học từ việc lấy khách hàng làm trung tâm từ các thương hiệu, thay vì chỉ tập trung vào đối tượng.
Khát khao tối thượng
Nghệ thuật là đỉnh cao của sự xa xỉ. Nó là duy nhất, phổ quát, mang tầm quốc tế, vượt thời gian và giữ nguyên giá trị của nó. Nó là một phương tiện để “tự hiện thực hóa”, theo hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow. Và thường nó không có tính chức năng. Nhưng nó là nhu yếu phẩm nếu bạn có tiền và thời gian rảnh rỗi. Và nó là một kho tàng giá trị. Chăm sóc cho thế hệ tiếp theo là điểm chung của Patek Philippe và nghệ thuật. Không phải tất cả các mặt hàng xa xỉ đều có thể giả vờ mình làm được việc đó. Nhưng với xu hướng “mua sắm ít và chất lượng”, giải thích lý do tại sao các thương hiệu và các dòng sản phẩm tính biểu tượng nhất của họ tiếp tục hoạt động tốt khi thế giới đang dần chuyển sang kỷ nguyên hậu COVID.
Xem thêm:
- Cô gái Afghanistan: bức ảnh có ảnh hưởng bậc nhất mọi thời đại
- [18+] Những bộ ảnh thời trang gây tranh cãi nhất trên thế giới
- 4 màn collab thành công nhất của các thương hiệu thời trang
–
MENBACK.COM