Dưới đây là 10 câu hỏi có thể giúp bạn thẩm định xem mình có hội đủ những phẩm chất để trở thành người thành đạt cao. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy trả lời những câu hỏi này bằng cách tự đánh giá nghiêm túc chính mình. (lưu ý: “thành đạt” chứ không phải “thành công”).
1. Có thực sự muốn trở thành người thành đạt cao không?
Để trở thành người thành đạt cao đòi hỏi phải đầu tư cho bản thân một cách cơ bản và phải biết giữ kỷ luật bản thân rất nghiêm túc. Người thành đạt cao thường ngày đêm trăn trở với riêng mình. Khi làm việc trong một môi trường náo nhiệt, họ tìm sự yên tĩnh trong tư tưởng bằng cách ngăn chặn không cho lọt vào tâm trí tất cả những gì ở xung quanh có thể làm phân tâm.
Thứ đến, người thành đạt cao thường xuyên ở trong các hoàn cảnh mới. Đối với nhiều người, việc dọn tới một địa phương mới, đảm nhận một công việc mới, hoặc khai phá một con đường chưa ai vạch ra cũng đủ làm họ khiếp vía. Những người thành đạt cao sẵn sàng đón nhận các rủi ro ấy.
Thứ ba, người thành đạt cao thường phải chịu cảnh hẩm hiu bị các đồng nghiệp gạt ra rìa. Nếu bạn nghiên cứu tiểu sử những người thành đạt cao, những người thân cận nhất của họ cũng thường không tài nào tin được tương lai lớn của họ.
2. Có một thôi thúc nội tâm mãnh liệt muốn vươn lên không?
Thôi thúc sáng tạo, thành công, vươn tới những kinh nghiệm mới giống như một lò xo bị nén trong lòng người thành đạt cao.
3. Đối với bạn điều gì là quan trọng nhất?
Câu hỏi chính của người thành đạt cao không bao giờ là “Bạn đã làm gì?” mà là “Bạn đã trở thành người như thế nào?”. Thước đo chân giá trị một người là ở những gì người ấy quý trọng. Bạn đặt bao nhiêu giá trị vào những phẩm chất như: lòng tự trọng, niềm tự hào thành đạt, nhân sinh quan tích cực – là những nhân tố tối cần thiết để trở nên người thành đạt cao.
4. Sẵn lòng đầu tư những gì?
Thành đạt cao đòi hỏi một khối lượng năng lực, thời gian, nỗ lực và tâm nguyện lớn. Câu trả lời là bạn phải sẵn sàng đầu tư tất cả mọi thứ cần thiết.
5. Sẵn lòng chịu đựng đến mức nào?
Các vấn đề của cuộc sống như dòng thác thế nào cũng đổ xối xả xuống cá nhân có quyết tâm trở nên người thành đạt cao. Người quyết chí thành đạt cao phải học chịu dựng gian khổ và chuyển những khó khăn thành cơ hội. Phàn nàn bị đời bạc đãi, ca cẩm những chướng ngại gặp phải chỉ có hại mà thôi. Khi đường đi trở nên khó: chỉ nhữngkẻ yếu đuối mới kêu than; người thành đạt cao “sang số” và đi tiếp.
Phẩm chất của một người thành đạt
6. Sẵn lòng từ bỏ những gì?
Hầu hết mọi người đều mãn nguyện với việc tìm kiếm những tiện nghi hơn là chịu khó tiến xa hơn. Một khi đã quyết chí trở nên người thành đạt cao bạn sẽ khám phá ngay rằng bạn phải thường xuyên từ bỏ những thú vui trước mắt để vươn tới các mục tiêu dài hạn.
7. Sẵn lòng đảm nhận trách nhiệm đến mức nào?
Hàng triệu người chỉ làm một công việc khi có người khác thúc và dưới sự giám sát chặt chẽ. Những người tự đưa vai ra gánh trách nhiệm khó tìm thấy hơn. Người thành đạt cao không phí thì giờ cằn nhằn về công việc đòi hỏi cao, thời gian nghỉ phép ít, hay thu nhập, lương bổng thấp. Họ chú tâm vào công việc, cải tiến cách làm, thậm chí còn để tâm nghiên cứu làm thế nào để khởi sự doanh nghiệp và cáng đáng thêm trách nhiệm. Thành đạt cao và trách nhiệm đi liền với nhau.
8. Sẵn lòng khởi sự từ chỗ đang đứng không?
Người phương Đông có câu ngạn ngữ “Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi”. Mơ ước thành đạt cao có thể trở nên hiện thực chỉ khi nào bạn sẵn lòng đi bước đầu tiên rồi nhắm đích thẳng tiến. Hãy bắt đầu với những gì bạn có thể làm được rồi vươn tới những cái bây giờ bạn chưa thể làm được.
9. Có sẵn lòng tự mình suy nghĩ cho mình không?
Điều quan trọng không kém là cần đạt tới sự quân bình giữa tư tưởng và hành động. Nếu bạn sẵn lòng tự mình suy nghĩ, thay vì cứ đề cho một ai đó luôn luôn làm cái công việc suy nghĩ thay cho mình, bạn có thêm một yếu tố để trở nên người thành đạt cao.
10. Bạn sẵn lòng phát triển đến cùng tiềm năng không?
Nhiều nhân vật thành đạt cao “vang bóng một thời” mà nay thất bại bởi vì họ từ khước vươn tiếp lên đỉnh cao mới. Họ là người níu lấy thành tích đã qua. Người leo lên đỉnh thành công rất sớm để rồi dành phần còn lại của đời mình bảo vệ những gì đã đạt được phải kể như là kẻ thất bại.
Bạn hoàn toàn có thể nếm niềm vui sâu sắc của người thành đạt cao. Vấn đề duy nhất còn lại, đó là: bạn có sẵn sàng chưa?
>> Xem thêm: Khi nào thì nên khởi nghiệp?
—
Menback
Theo: Internet