Hôm qua nói anh em… Khi nào chúng ta nên khởi nghiệp…
Nếu chúng ta từng vượt qua được cơn bĩ cực mà ko chết, lúc đó các bạn nên khởi nghiệp.
Có nhiều thứ nhìn ngoài là vậy mà không phải vậy, chỉ có người làm, thực hành, thậm chí đi xuyên quá nó mới hiểu.
Khi nào thì nên khởi nghiệp?
Thương tích đầy mình, kiến thức chuẩn bị rất nhiều mà có những lúc quyết định còn sai lầm, và vì những quyết định đó, đôi khi quyết định luôn cho một số phận Doanh nghiệp.
Tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam thuộc dạng cực cao trong khu vực, do khoảng cách về địa vị xã hội, thu nhập, giàu nghèo còn khá lớn, sự phân hoá và tập trung nguồn lực kinh tế và tri thức chỉ nằm một vài thành phố lớn.
Do đó nhu cầu khẳng định mình, làm giàu và cải thiện số phận là điều chính đáng.
Tuy nhiên việc này khác với việc bạn cần định nghĩa cho mình, mình đã đủ hành tranh cho việc khởi nghiệp hay chưa..
Mà định nghĩa hành trang khởi nghiệp cũng khó..
Một bạn học MBA về chưa chắc khởi nghiệp thành công tại môi trường kinh doanh VN
Một bạn chẳng học MBA cũng vẫn có case thành công tại VN
Vậy định nghĩa hành trang khởi nghiệp cũng chỉ tương đối cho tất cả mọi trường hợp.
Nhưng quan trọng có hai thứ mà mọi doanh chủ nào cũng đều phải có.
Một là đã từng trải qua cơn bĩ cực và thất bại. Có thể thất bại của mình, thất bại của người khác mình nhìn thấy được và rút ra các bài học để sau này có nhưng quyết định ít cảm tính hơn trong việc điều hành kinh doanh.
Hai là chuẩn bị cho mình một nội lực đủ mạnh để vượt qua các chu kì sóng gió của việc khởi nghiệp.
- Bán hàng, Marketing
- Tài chính / Tích lũy tài chính
- Quản lý doanh nghiệp
- Lãnh đạo và xây dựng đội ngũ
- Công nghệ và công cụ
- Mối quan hệ
- Bộ ứng xử cá nhân từ khi còn đi làm công
Khi nội lực quá yếu ớt, cùng với sự thay đổi liên tục và chóng mặt của các yếu tố ngoại quan, bạn rất dễ bật ngửa; chưa nói đến tinh thần sáng suốt vượt qua được cơn bĩ cực, cái này ko trường lớp nào dạy hết. Hơn thua nhau là cách vượt qua … bĩ cực và khó khăn. Vì đã chấp nhận làm doanh chủ, doanh nhân; thì có nghĩa phải xác định mình luôn phải đối đầu với sự không thuận lợi nhiều hơn là thuận lợi.
Tinh thần và nội lực không vững, rất dễ bị đào thải.
Quan trọng là các bạn hiểu rõ hơn mình ở đâu và nên làm gì.
Những kiến thức ‘mình biết mình không biết’ không đáng sợ bằng những kiến thức ‘mình không biết là mình không biết nó.’
Cho nên nghĩ đến khởi nghiệp, thì tinh thần học hỏi là phải liên tục, mỗi ngày.
Xem thêm:
- 16 bước lập kế hoạch khởi nghiệp thành công
- Những lời khuyên cứu vãn sự nghiệp cho đàn ông tuổi 25 đến 30
- Sáng tạo: bí quyết thành công trong kinh doanh
Nguồn: Fb Phung Le Lam Hai