Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh – Mặt bằng đẹp dễ phân biệt lắm, đưa 1 đứa học sinh cấp 2 ra đường kêu nó chỉ nó cũng biết cái nào đẹp, cái nào xấu. Rất dễ thôi, góc tư nè, 2 mặt tiền nè, to nè, đông đúc nè,… Tuy nhiên để chọn Mặt bằng “phù hợp với mình” thật sự rất khó, nhất là “vừa túi tiền”.
Mặt bằng rất quan trọng trong 1 số mô hình kinh doanh, nó có thể quyết định khả năng thắng bại khá cao. Vậy nên mỗi khi tìm mặt bằng chúng ta phải cân nhắc thật kỹ.
Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh
Kinh nghiệm tìm mặt bằng kinh doanh?
Những chuỗi lớn, họ luôn có 1 đội ngũ chuyên đi tìm MẶT BẰNG, đội ngũ này thậm chí tiếp cận chủ nhà hỏi có cho thuê không, tao chịu giá này nè…
Còn không thì họ cũng hợp tác với 1 số bạn môi giới hay công ty chuyên khác.
Nếu mình ko là chuỗi lớn thì có 2 cách: Tự thân tìm (thông qua internet, báo chí, hoặc chạy ngoài đường tìm….) hoặc Thông qua môi giới.
Nếu tự tìm mặc bằng kinh doanh:
– Ưu điểm: xác xuất chủ nhà cho thuê cao hơn (vì họ đỡ tốn 0,5-1 tháng tiền nhà cho môi giới)
– Nhược điểm:
Tìm chết mẹ mới có 1 căn của chủ nhà post trên internet hay lên báo, còn nếu chủ nhà post trên internet thì tất nhiên môi giới sẽ thấy trước mình, nghề của họ mà. Họ sẽ thay số điện thoại chủ nhà thành số của họ, thay luôn địa chỉ và up lên hàng ngàn trang khác.
Đa phần là chủ nhà dán trước cửa nhà “cho thuê MẶT BẰNG”. Và yên tâm là 1 ngày sau tờ giấy chính chủ sẽ biến mất và thay vào đó là “Cho thuê MẶT BẰNG, liên hệ abc”, số của các bạn môi giới.
+ Lên search ra 10 căn thì 9,5 căn do môi giới bịa: nhà đẹp, to, giá rẻ như cho. Khi mình tưởng có thật, gọi liên hệ nó sẽ bảo: “Căn này cho thuê rồi, nhu cầu chị thế nào để em tìm cho căn khác”.
Thông qua môi giới để tìm mặt bằng kinh doanh
– Ưu điểm:
Nghề của họ lên họ sẽ tự có trách nhiệm tìm nhà cho thuê và có sẵn danh sách nhiều căn cho mình. Mỗi cty sẽ chuyên về 1 vài khu vực, 1 mình mình ko thể tìm hết cả thành phố được.
Đỡ bị dụ, mất thời gian.
– Nhược điểm:
Chủ nhà tùy người thích hoặc không thích môi giới, sòng phẳng thì ok, còn ko họ sẽ ưu tiên cho người tự tìm đến thuê để đỡ tốn phí. Thậm chí có người không tiếp môi giới luôn. Nhưng thời buổi này khá ít những người vậy… Vì càng tiếp xúc môi giới thì giá nhà họ ngày càng lên.
Giá cao hơn tí xíu vì sẽ bù vào phần trả môi giới.
Tóm lại là đi đâu về đâu cũng về môi giới, cứ lên mấy trang bất động sản, mạng xã hội, quăng đại 1 tin CẦN THUÊ MẶT BẰNG, họ gọi lại cho cháy máy.
Hiện tại do em làm lâu thì có sẵn 1 list môi giới quen, cứ up zalo 1 tin tìm MẶT BẰNG cho chị là họ tìm cho, hoặc có MẶT BẰNG nào đẹp tự họ liên hệ.
Môi giới thường xài Zalo nhé, ít làm việc qua Facebook, Viber, Skype,…
Kinh nghiệm đàm phán hợp đồng khi thuê mặt bằng kinh doanh
Cọc đợt 1 giữ chân MẶT BẰNG:
Cọc tầm 10tr thôi (tùy độ thích), nhưng cố gắng kéo dài thời gian nhận MẶT BẰNG ra, để tranh thủ thời gian làm những việc quan trọng mà ko tốn chi phí Mặt bằng.
Ví dụ ngày 1 cọc, thì trong H.Đồng bảo chậm nhất là 5-10 ngày gì đó sẽ lấy MẶT BẰNG, thời gian 5-10 ngày đó tha hồ làm việc riêng như đo đạc sẵn, kêu gọi thầu sẵn, thiết kế sẵn,….
Xin thời gian setup, càng nhiều càng tốt
Chi phí điện, nước nếu chung chủ
Nếu chủ nhà tính: Gắn đồng hồ điên, tính giá bao nhiêu cam kết ngay từ đầu đỡ mích lòng.
Nếu mình tính cho chủ nhà: Đừng bao giờ bao điện, nước. Mặc dù không đáng bao nhiêu nhưng đừng bao giờ ghi bao luôn điện nước. Nếu muốn bao, thì bao 100kg, 200kg,… cụ thể con số.
Ngày trước em còn tơ lắm, em ghi HĐ ko bao điện nước, nhưng thấy ko có nhiêu, em thỏa thuận bên ngoài là em bao cho cô xài luôn ạ. Sau khi cô cãi nhau với nhân viên em, vài tháng sau đó mỗi tháng tăng thêm 3triệu tiền điện. Đêm xuống, em điều nhân viên mò lên tầng trên xem thì thấy các phòng đều nghe tiếng máy quạt (nhà 7 8 tầng, mỗi tầng 3 phòng, chủ nhà ở duy nhất 1 phòng nhưng phòng nào ko ở cũng bật quạt thâu đêm phá chơi. Tháng sau em quyết tính tiền điện vì trong HĐ em ko bao, thế là chủ nhà thay hết tất cả bóng đèn phòng bả thành đèn tiết kiệm điện. (Chủ thì tùy người, không phải ai cũng vậy, nhưng sòng phẳng là tốt nhất)
Kinh nghiệm thuê mặt bằng mở cửa hàng
Mục đích thuê mặt bằng ghi trong hợp đồng
Trong hợp đồng, mọi người nhớ ghi chung chung là sử dụng mục đích kinh doanh nếu chủ nhà không bắt ghi cụ thế.
Cái này ko phải ai em cũng chia sẻ nhé. Nhiều người ko để ý chỗ này, uh thì có sao ghi vậy, bán café ghi là mục đích kinh doanh café, cơm tấm, …
Tại sao nên ghi chung chung? Để sau này lỡ có bán café ko được thì chuyển sang bán cháo lòng đỡ phải lôi hợp đồng ra nói chuyện, hoặc mình có thể cắt ra 1 phòng đem đi cho thuê lại để tiết kiệm chi phí, thì đó cũng là mục đích K.Doanh mà ko hề làm sai HĐ.
Hợp đồng thuê mặt bằng có cần ra công chứng không?
Ưu điểm khi công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
– Được pháp luật công nhận, chắc ăn hơn (Ví dụ: nhiều khi 1 căn nhà đó nó cho thuê 3 người, mình mò vào nó vẫn làm HĐ cho thuê tiếp, cọc xong thế là phải tranh chấp, tiền mất tật mang)
– Được giảm trừ thuế.
Nhược điểm khi công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
– Nếu đem hợp đồng thuê đi công chứng, hàng tháng chủ nhà sẽ phải đóng cho nhà nước 1 số tiền gọi là thu nhập cá nhân. Thường thì chủ nhà sẽ ko chịu đi công chứng (thường thôi), nếu họ đi thì họ sẽ bắt mình chịu thêm tiền thuế hàng tháng đó (tùy người).
=> Còn không thì thỏa thuận với chủ nhà mức khai báo phù hợp.
Trả lại hiện trạng ban đầu sau khi kết thúc hợp đồng thuê mặt bằng
Thường trong HĐ nào cũng có trả lại hiện trạng ban đầu, phần này em chưa có kinh nghiệm nhiều vì em thuê quán vẫn còn hạn, chưa kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên để chắc cú, khi giao nhà mình chụp tất cả các thứ trong đó, chỗ nào càng tởm thì mình càng phải chụp để sau này ngta đòi đền bù mình đưa ra cho họ xem ngày trước nhà họ như thế nào.
- Xem thêm: Kinh nghiệm bán hàng online thành công
Đền bù hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
Cái này là cái CĂNG NHẤT trong hợp đồng mà ai cũng để ý. Thường thì lúc làm ăn thua lỗ không ai ngó, tới lúc làm ăn lên ngta lấy lại MẶT BẰNG thì chết trong tức tưởi. Không phải nói xấu chủ nhà nhưng em sẽ đưa ra những trường hợp rủi ro mà có thể mình sẽ gặp phải nếu gặp phải chủ nhà “không đàng hoàng” nhé.
– Nhà lúc cho thuê xấu banh nhà lồng, cho thuê giá rẻ10đ, mình thuê xong, décor, set up, xây dựng thật đẹp, giá trị nhà tăng, người khác thấy làm ăn được, nhà đẹp, bay vào muốn thuê, chủ nhà muốn tăng giá lên 30đ, hoặc lấy lại MẶT BẰNG để cho thằng khác thuê -> đền cọc như HĐ, vẫn lời khá nhiều vì chênh lệch giá thuê.
– Lúc thuê bình thường ko có ý định bán, cho thuê xong, mình setup đã đời vài năm sau kêu muốn bán nhà -> đền cọc, số cọc là cọng lông mũi với giá trị căn nhà bán được vài tỷ, chục tỷ.
Hạn chế thuê đất, nếu thuê thì decor ít thôi, vì giá thuê bao rẻ nhưng tới lúc ngta muốn xây nhà hay bán đất, tiền cọc như cho không.
Đấy, nếu lúc mình thua lỗ quá mà đền cho mình thì may quá, chỉ sợ đang làm ăn ngon, bỏ vài trăm triệu vào chưa kịp lại vốn bị lấy MẶT BẰNG mới đau.
Vậy nên khi làm hợp đồng, mọi người đừng nghĩ đến những điều khoản ngta sẽ đền mình bao nhiêu (vì đền cũng ko có lời đâu), mà hãy ràng buộc bằng những điều khoản người ta “không được phép lấy lại MẶT BẰNG”. Kèm rõ rằng, chủ nhà không được phép lấy lại MẶT BẰNG vì bất cứ lý do gì trừ khi có sự đồng ý của 2 bên. Nếu đã có sự đồng ý của 2 bên thì mức đền bù là A,B,C….
Kinh nghiệm tìm thuê mặt bằng mở cửa hàng
Đặt cọc bao nhiêu khi thuê mặt bằng kinh doanh
Này thì thường chủ nhà ra giá, với MẶT BẰNG mình làm quán café thì đa số là 3-6 tháng. Nhưng làm việc với chủ nhà sẽ có 3 loại yêu cầu:
Yêu cầu tiền cọc thật cao khi ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
Những người này thường là muốn làm ăn lâu dài, không muốn bị trả MẶT BẰNG trước HĐ có thể vì:
– Nhà to, đẹp hoặc ngược lại -> khó cho thuê
– Ở xa (ví dụ đang ở Huế mà cho thuê nhà SG chẳng hạn)
– Lười cho thuê lại, mỗi lần thuê lại mất phí cò và thời gian MẶT BẰNG để trống.
– Cho thuê được giá quá ưng không muốn bỏ.
Với những người này thì thường đền bù gấp đôi, 3 tiền cọc, thậm chí đưa giá đền bù bao nhiêu ngta cũng chịu vì ngta ko có ý định lấy lại nhà.
Tiền cọc thật thấp thậm chí không cần cọc
Này thì độ rủi ro hơi bị cao nhé. Có thể lấy MẶT BẰNG bất cứ lúc nào, tùy hứng.
Thành ra họ sẽ kì kèo phần đền bù.
Không yêu cầu đặt cọc khi thuê mặt bằng kinh doanh
Theo thị trường là cọc nhiêu đền bấy nhiêu, còn nếu thỏa thuận được theo ý mình thì tốt, cọc ít, đền nhiều.
Bài viết là chia sẻ thực tế thì kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh của tác giả, chúc anh em tìm được mặt bằng kinh doanh phù hợp.
Nguồn: Hồ Phượng Anh