Làm thế nào để trình bày ấn tượng và thuyết phục? Đây chắc là câu hỏi mà rất nhiều lãnh đạo, quản lý muốn hỏi và muốn có. Trong suốt quá trình giảng dạy và đào tạo tôi cũng gặp rất nhiều bạn học viên hỏi về việc này.
Làm thế nào để trình bày ấn tượng và thuyết phục?
Thuyết phục không chỉ là “bán” ra một ý tưởng hay nói điều gì đó để khiến người khác nhìn nhận và chấp nhận, mà nó là một quá trình trao đổi thông tin 2 chiều và đàm phán để tìm ra một giải pháp chung. Từ góc nhìn đó, thuyết phục sẽ bao gồm những yếu tố cốt lõi sau:
1. Tạo dựng sự tín nhiệm
Đây là chướng ngại đầu tiên mà những người thuyết phục phải vượt qua bởi vì chúng ta không thể bảo thủ để bảo vệ quan điểm của cá nhân mình.
Khi người ta lắng nghe bạn thì câu hỏi đầu tiên sẽ xuất hiện trong đầu của họ đó là: Liệu chúng tôi có nên tin vào cách nhìn và quan điểm của người này không? Tại sao chúng tôi phải thực hiện theo điều bạn nói?
Niềm tin xuất phát từ 2 nguồn: Chuyên môn và mối quan hệ.
Đọc thêm:
- 3 cuốn sách marketing hay kinh điển mọi marketer phải đọc
- Cảm xúc tình ái và các kiểu lãnh đạo thường thấy
- Sáng tạo: bí quyết thành công trong kinh doanh
2. Tìm kiếm nền tảng chung
Ngay cả khi bạn có sự tín nhiệm cao, quan điểm của bạn vẫn phải cuốn hút mạnh mẽ những người mà bạn muốn thuyết phục. Xét cho cùng rất ít người chịu nhảy lên một chuyến tàu sẽ “huỷ hoại” họ hoặc ngay cả khiến họ có chút bất an.
Những người thuyết phục hiệu quả phải thành tạo việc diễn tả quan điểm sao cho có thể soi sáng các ” ưu điểm” của chúng.
3. Cung cấp bằng chứng mạnh mẽ
“Nói có sách, mách có chứng”. Hầu hết những người thuyết phục hiệu quả luôn đưa các ví dụ, dẫn chứng, số liệu, câu chuyện, hình ảnh ẩn dụ… để mang lại sức sống cho bài thuyết trình hay quan điểm của mình.
Việc này sẽ vẽ ra một bức tranh rõ ràng, từ đó thể hiện chất lượng thuyết phục và cụ thể trong quan điểm của họ.
4. Kết nối cảm xúc
Trong giới kinh doanh, chúng ta thường nghĩ rằng: đồng nghiệp của mình sẽ dùng “lý lẽ” để ra quyết định. Nhưng nếu ” cạo đi lớp vỏ ngoài” thì chúng ta sẽ luôn nhận ra vai trò đó là của “cảm xúc”.
Cảm xúc hay tình cảm mới chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến: sự ký kết.
Nguồn: Lê Như Hiếu