Sau mùa dịch này, chắc chắn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản. Vậy người làm chủ nên đối phó thế nào với nguy cơ này. Hôm nay tôi sẽ viết về việc mình đã đứng lên sau phá sản như thế nào. Hi vọng có sự đồng cảm và chia sẻ để cùng các bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đứng dậy sau phá sản
Trước hết, mô tả 1 chút cái lần tôi phá sản. Lý do lý trấu thì nhiều, đúc rút lại có mấy ý:
– Trẻ trâu, hăng hái, liều lĩnh, coi mình là giỏi lắm rồi nên cứ tăng tốc mà khônh biết kiềm chê
– Vay nóng để kinh doanh, nghĩ là lãi 10 trả 1 chắc ổn thôi
– Không biết về tài chính, nên kinh doanh lỗ mà tưởng lãi
– Không nghe bất cứ ai khuyên bảo
– Nhát gan, không công khai mình thất bại, không cắt lỗ sớm để dây dưa
Muôn vàn lý do.
Và tôi đã phải cầu viện đến nước cuối cùng: nói với gia đình. Bố chỉ ngắn gọn 2 từ “bán nhà”.
Sau đó tôi đồng ý với gia đình vào nhà nước làm, lương 2 cọc 3 đồng. Nghĩ bụng chắc không bao giờ kinh doanh trở lại, an phận nhà nước mãi mãi.
Nhưng rồi cái máu kinh doanh nó luôn thường trực. Ngồi nhà nước nhưng vẫn ngóng ngoài kia.
Thời gian đầu thật nhục nhã. Gia đình không chửi bới, nhưng hễ làm việc gì mà bố mẹ khuyên là sẽ kèm theo câu “mày thất bại rồi mà còn cứng đầu, ngu vừa thôi chứ”. Mỗi lần nghe câu đó ức lắm, nhưng phải cúi mặt xuống chứ biết làm sao.
Có việc đi họp họ còn nhục hơn, ngồi mâm dưới cùng, ai cũng hỏi han thêm 1 câu nhưng không thấy tốt lành gì. Tôi kệ, gắp nhanh 2 3 đũa rồi đứng dậy xịn phép về trước. Tính tôi cũng bướng, đã thất bại thì sẽ cúi mặt cam chịu, nhưng nói quá thì tôi sẽ khỏi bàn luận luôn, không nói chuyện. Nói tôi mất dạy thì tôi cũng quay mặt đi luôn.
Cái máu kinh doanh khiến tôi lại bỏ việc nhà nước lần nữa. Cũng may bố mẹ hiểu và cho phép.
Rồi tôi lao đầu vào làm. Ai nói gì mặc kệ. Tất nhiên nói đúng thì mình âm thầm tiếp thu. Mọi người xung quanh không ai kinh doanh nhưng lại rất thích góp ý, mình bỏ qua hết và tập trung nỗ lực làm lại. Thành công là cách chứng minh tốt nhất!
> Xem thêm: Lanh lợi là gì? Tại sao muốn làm giàu thì phải có một bộ óc lanh lợi?
Thất bại cũ đã cho tôi nhiều bài học và tôi đã sửa chữa các sai lầm cũ.
Một trong nhưng sai lầm đó là: Vay tiền kinh doanh khi còn đang non.
Làm kinh doanh thì phải biết dùng vốn thiên hạ, các công ty quy mô, biết cân đối kế toán, thì đều coi NỢ là điều tất nhiên trên bảng cân đối. Nợ thì có ngắn hạn, dài hạn… Nhưng khi chưa biết tới tài chính, bảng cân đối kế toán thì việc vay có thể trở thành ác mộng (mất cân đối kế toán, có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán, tức là phá sản!).
Khi chưa vay, vốn lớn nhất chính là sự quyết tâm, khả năng chịu đói chịu khổ.
Nghĩ lại sau 10 năm tái khởi nghiệp, điều lớn nhất giúp tôi quay lại thành công đó là ý chí quyết tâm, làm việc mình thích và bỏ qua lời dị nghị.
Phải mất tới 3 4 năm đầu tôi chỉ ghé qua họp họ 10p rồi đi về vì không muốn nghe lời trách móc. Việc ai nấy làm, không nghe được thì tránh đi, chứ không cãi.
Tôi đã làm đêm làm hôm, không từ việc nhỏ, lâu dần thì tích tiểu thành đại. Làm từ 1 triệu một.
Tôi đã phải học thói quen làm nhỏ lại từ đầu, quên đi quá khứ nhiều tiền. Cái gì đa qua thì cho qua! Đừng nên nghĩ lại và tiếc rẻ, điều đó không giúp ích được.
Suy cho cùng, cuộc sống vẫn tiếp diễn, nếu mất thời gian hồi tưởng tiếc muối quá khứ, sẽ chỉ níu chân mình lại mà thôi.
Nếu sếp nào đã và đang thất bại, thì chuẩn bị tinh thần “nhục” vài năm, nhưng đừng “nản” và “vội”.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn, ta chọn nó diễn ra thế nào nó sẽ là thế ấy. Lấy thành công để chứng minh cho cuộc sống này rằng: Làm Sếp, Thú vị lắm.
> Xem thêm: Bạn có biết đâu là thứ giá trị nhất của người làm kinh doanh?
—
Tạp chí Đàn ông Menback
Theo: Tâm sự làm sếp.