Nguyễn Trần Bạt sinh năm 1946 ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, Việt Nam. Ông là doanh nhân, luật sư, nhà tư vấn, học giả, nhà sáng lập InvestConsult Group. Công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” vào năm 1987.
Nguyễn Trần Bạt đã được nêu danh trong các cuốn sách Barons “Who’s Who in Vietnam”, “Who’s Who in Asia Pacific”, “Who’s Who in the World” và “The Global 500 Leaders for the New Century” như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc. Ông đã từng nhiều lần tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về các vấn đề kinh tế và chính trị. (theo Wikipedia)
Dưới đây là 7 quan điểm sâu sắc của Nguyễn Trần Bạt trong quản trị nguồn nhân lực:
1. Tôi không đi tìm kỹ năng của người lao động, mà phát hiện những năng lực tự nhiên, tiềm ẩn của con người; sau đó huấn luyện và khai thác.
2. Ba năng lực quan trọng là: Quan sát – khát vọng thay đổi – khả năng hòa hợp cộng đồng. Cái này là năng lực học hỏi, năng lực thích nghi; và năng lực tương tác.
3. Giáo dục phải chỉ ra các phẩm hạnh thiết yếu hơn là các chuẩn kỹ năng. Cái này quá đúng: nếu không có nhận thức và tư tưởng đúng đắn, kỹ năng không thể hình thành; phẩm hạnh là hạt giống hình thành nên kỹ năng. Đào tạo phải là quá trình tạo ra năng lực học tập tự thân để học suốt đời và khả năng thích ứng với cuộc sống, chứ không phải một bảng chuẩn kỹ năng giống nhau cho mọi người.
4. Người sử dụng lao động khôn ngoan là biết sử dụng những người có khả năng chọn chủ. Rất sắc xảo. Anh phải như thế nào để cho người ta chọn đi theo, chứ không phải tìm cách giữ người.
5. Cái thiếu của xã hội là thiếu những người sử dụng lao động chuyên nghiệp. Nên khi thiếu, chúng ta dễ trút những yếu kém cho cộng đồng lao động. Làm như vậy là một tội ác. Xã hội đang chết vì những người tuyển dụng.
6. Người sử dụng lao động phải biết đón lõng các năng khiếu; tham gia vào quá trình hoàn thiện lực lượng lao động xã hội.
7. Vấn đề cấp thiết là phải trang bị năng lực cho người sử dụng lao động.
Theo tác giả Đỗ Tiến Long