Phần lớn những người theo dõi bóng đá đều biết, nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc là bắt buộc với nam giới, bất kể ngành nghề. Cầu thủ bóng đá cũng không nằm ngoài phạm vi này. Nhưng nghĩa vụ quân sự đang trở thành thách thức càng ngày càng lớn với cầu thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc.
Điều kiện để cầu thủ bóng đá Hàn Quốc được miễn nghĩa vụ quân sự
Các cầu thủ bóng đá của Hàn Quốc chỉ được miễn nghĩa vụ trong các trường hợp sau:
- Giành Huy chương Olympic;
- Giành Huy chương vàng Asiad;
- Đạt được một kỳ tích bóng đá, chẳng hạn như lần vào tới Bán kết World Cup 2002;
- Đang chấn thương nặng hoặc chấn thương đặc biệt khiến không đủ khả năng thực hiện được nghĩa vụ trong thời gian đó.
Tuy nhiên, vấn đề gian nan, khó khăn với các cầu thủ bóng đá Hàn Quốc ở đây là:
- Giành huy chương Olympic rất khó, mà mỗi kì danh sách đăng ký chỉ có 18 người (22 người ở kì Olympic 2020).
- Giành huy chương vàng Asian cũng khả thi, nhưng cũng sẽ dần khó hơn khi các nền bóng đá khác cũng mạnh lên. Danh sách đăng ký cũng chỉ có 20 người.
- Kì tích bóng đá như 2002 thì lại càng khó xảy ra nữa.
Xét trong 10 năm qua, tính ra tổng cộng có khoảng 50 cầu thủ được miễn nghĩa vụ (chỉ phải tham gia vào khoá huấn luyện ngắn hạn): HCĐ Olympic 2012, HCV Asiad 2014 và 2018.
Cầu thủ Hàn Quốc duy trì phong độ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Vậy nếu không được miễn nghĩa vụ quân sự, thì các cầu thủ bóng đá Hàn Quốc duy trì phong độ bằng cách nào?
Đó là gia nhập 2 CLB bóng đá ở 2 hạng đấu cao nhất của K League: Gimcheon Sangmu (Sangju Sangmu) của Quân đội và Asan Mugunghwa của Cảnh sát. Thế nhưng cánh cửa này cũng đang trở nên hẹp dần.
Asan Mugunghwa chuyển đổi thành CLB dân sự Chungnam Asan FC vào năm 2019, từ đó không liên quan gì đến cảnh sát nữa. Giờ chỉ còn Gimcheon Sangmu là lựa chọn duy nhất. Và thậm chí cánh cửa đến Sangmu cũng đang dần nhỏ đi.
Trước đây: Sangmu nhận quân 2 lần/năm, mỗi lần 14 người – tổng 28 người/năm, số cầu thủ đăng ký lên đến 40 người.
Tuy nhiên, theo yêu cầu bên trên, Sangmu bắt buộc phải có lộ trình giảm nhân sự xuống 32 người vào năm 2023, 28 người vào năm 2025 tương đương với nhân sự các đội K League khác. Tính ra, đến năm 2025, mỗi năm họ chỉ nhận 19 người/năm.
Nguyện vọng gia nhập Sangmu thì nhiều, nhưng ưu tiên dựa theo 1 số tiêu chuẩn và thứ tự đăng ký chứ không dựa vào trình độ bóng đá, tiếng tăm cầu thủ. Nên nếu vào đợt tuyển quân mà đăng ký sau thì xin lỗi, bạn quá đen.
Chẳng hạn như yêu cầu phải tốt nghiệp Trung học Phổ thông – tiêu chuẩn mà Son Heung-min không đạt và không thể gia nhập Sangmu trong trường hợp không được miễn nghĩa vụ.
Theo 1 thông tin đưa trên Naver, gần đây, Sangmu chỉ tuyển quân có 1 lần/năm, nghĩa là nếu bạn lỡ lần tuyển quân này thì coi như năm nay hết cửa, và phải chày cối thế nào xin được tạm hoãn nghĩa vụ sang năm sau.
Và với cầu thủ đang chơi bóng ở nước ngoài, muốn gia nhập Sangmu, điều kiện bắt buộc là phải về nước chơi bóng ở các hạng đấu K League ít nhất 6 tháng trước khi đi nghĩa vụ.
Hàng tháng họ sẽ phải lên trình diện với chính quyền, hợp đồng của họ với các CLB “nhận tạm” cũng theo kiểu tháng nào được tháng đó.
Nghĩa là với cầu thủ đang xuất ngoại, họ sẽ mất (6 tháng K League + 18 tháng nghĩa vụ) xa rời bóng đá các giải đỉnh cao.
Trong trường hợp không vào được Sangmu, các cầu thủ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như bình thường.
Họ chỉ có thể duy trì tạm cảm giác bóng bằng cách xin làm 1 công việc kiểu “bàn giấy” giờ hành chính, chơi bóng ngoài giờ với các đội nghiệp dư ở K League 4.
Trong trường hợp đội K4 lên hạng, họ phải chuyển sang 1 đội K4 khác. Vì K League 3 là giải bán chuyên, mà họ đang có tư cách “quân nhân chuyên nghiệp” nên nghề đá bóng buộc phải là nghề “tay trái”, không được là nghề “chuyên nghiệp”.
Theo: Football Facts.
Harry Kane và Son Heung-min: cặp song sát tuyệt hảo nhất lịch sử EPL
Qua những năm tháng chơi bóng tại Tottenham, Harry Kane và Son Heung-min từng bước hình thành nên sự ăn...