Kính mắt giờ đây đã là một món phụ kiện quen thuộc và không chỉ các ngôi sao điện ảnh mà gần như ai cũng sở hữu ít nhất là một chiếc kính. Nhưng trước đó, kính mắt cũng đã trải qua những câu chuyện vô cùng thú vị trong thế giới thời trang. Mời các độc giả của Menback đến với bài viết từ Dexterlegant, dịch trong cuốn True Style của tác giả G. Bruce Boyer.
Kính mắt và những ngôi sao điện ảnh
Để tôi nhắc lại một chuyện rõ như ban ngày: những cặp kính đã trở nên phổ biến vào năm 1965 (tham khảo thêm: Nguồn gốc của kính râm). Tôi không được thêm lợi ích gi khi nói điều này, nó đơn thuần là sự thật. Có lẽ tôi nên giải thích. Và hãy làm điều đó bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản: Từ khi nào mà những ngôi sao điện ảnh bắt đầu mang kính? Tôi có nói về họ giống như những nam anh hùng hay những nữ chiến binh? Tất cả chúng ta đều đồng tình, như một nét văn hóa, những người nổi tiếng cần có một dấu ấn, được tạo ra bởi những lời nhận xét; góc nhìn cá nhân này là một cách thức công bằng xuất sắc để tiếp cận bất kỳ một xu hướng nào. Vậy hãy để tôi gợi lại ký ức của bạn.
Đó là vào năm 1965, với bộ phim có tên The Ipcress File, và một ngôi sao là Michael Caine, vào vai điệp viên của Len Deighton, Harry Palmer. Caine đã rất thành công với vai diễn này, với cặp kính màu đen bằng nhựa phong cách Wayfarer, mà ông ấy đã sử dụng lại nó vào năm sau với Funeral in Berlin. Nhà phê bình điện ảnh David Thomas đã nói về vai diễn của Caine: “thật sự lạnh lùng và kiên định như cặp kính của anh ta”, nhưng công chúng có vẻ yêu thích nó, và Caine tiếp tục làm nên Alfie, The Wrong Box, The Italian Job, Get Carter, The Man Who Would Be King, Hannah and Her Sister, Mona Lisa, Noises Off, Little Voice, và The Quiet American – cái tên yêu thích của tôi. Ông là một trong những người đạt được thành công lâu dài nhất trong điện ảnh. Trên thực tế, chỉ có duy nhất một ngôi sao khác đã mang kính trước cả Caine là diễn viên hài phim câm Harold Lloyd, và bộ phim tuyệt vời nhất của ông được làm trước cả khi Caine được sinh ra.
Caine, với phần hông của mình, chất giọng của đàn ông Cockney và những bộ suit từ mohair sắc như dao cạo từ nhà may lừng danh Doug Hayward, dường như đã tạo ra tiền lệ cho những người đàn ông trẻ tuổi trở nên ngầu hơn khi mang kính, và chắc chắn là những người nổi tiếng thích mang kính, dù là nam hay nữ, cũng đã đi theo ông. Không cần phải đề cập đến những người nổi tiếng đã dùng kính mắt như là một dấu ấn đặc trưng cho bản thân: Woody Allen, Yves St. Laurent, David Hockney, Anna Wintour, Andy Warhol, Johnny Depp, và Le Corbusier. Ngay đến Brad Pitt cũng được chụp ảnh khi đang mang một cặp kính lớn hình chữ nhật! (Hãy thử nghĩ xem những người này còn điểm chung nào khác không).
Rất nhiều người yêu thích thời trang khác, mặt khác, ưa thích những gọng kính nhỏ và tròn, là món phụ kiện thích hợp với vẻ bề ngoài mang nét gì đó phong hóa: Nerd chic, Vintage chic, prairie chic, heritage chic, utility workers chic, và tất nhiên là Preppy chic (trans: từ “chic” thường được hiểu là nét đẹp hợp thời trang). Đùa chút thôi, cách tiếp cận theo hướng phong cách retro của những cặp kính, trông có vẻ như đang chạy song song với phong cách đối lập của nó – không có vành, làm từ titanium, làm với công nghệ siêu âm, công nghệ cao, những kiểu được dùng cho các tay đua xe, bóng như là một chiếc Porsche. Trên thực tế. nếu tôi không lầm, thì có hẳn một thương hiệu của Porsche về làm kính, phù hợp với những lời mô tả trên đây.
Tất cả những điều đó là đủ để làm ai đó phải băn khoăn là cách tiếp cận trái ngược kia có thể tồn tại được trong thời trang tại cùng thời điểm. tôi nghĩ sự tương đồng của thể loại hoài cổ và cách tân chính là mục tiêu tạo nên sự nghiêm túc cho những chiếc kính. Một người suy nghĩ sâu sắc tương phản với một người hành động mạnh mẽ? Có lẽ- nhưng để hiểu đúng về hiện tượng này, hay trở lại trước những năm 1965. Luôn luôn là điều đúng đắn khi rời khỏi hiện tại và tìm hiểu sự thật khi nó vừa bắt đầu.
Dường như khái niệm đầu tiên về những chiếc kính được công nhận là viết bởi nhà thiên văn học và toán học người Ả Rập có tên là Abu Ali al-Hasan ibn al_Haitham, được biết đến với cái tên tiếng Anh là Alhazen. Phần bảy của cuốn Treasury on Optics của ông được hoàn thành ở Ai cập vào năm 1021 và được biết đến ở phương Tây sau khi nó được dịch qua tiếng Latin vào năm 1240. Những kinh nghiệm của Alhazen đã được quan tâm với những đặc tính của kính để giúp cho món đồ này xuất hiện rộng rãi hơn. Lần cuối cùng mà kính và những quả cầu pha lê được dùng như là “reading stone” là vào thời Trung cổ, thứ sau này được gọi một cách đơn giản là “kính lúp”
Tới cuối thế kỷ 13 thì những cái máy thổi thủy tinh ở Venetian đã có thể mài những mảnh đá này thành những thấu kính và gắn chúng lên gương mặt bằng những cái gọng bằng gỗ- được gọi là những cái khung có cầu nối, giống như những chiếc kính mắt ngày nay, nhưng không có phần Temple bar để giữ gọng kính với hai tai. Không có quá nhiều vấn đề trong việc đọc sách ở thời gian này, trong khi đa phần người dân là mù chữ, nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng từ sau năm 1455, khi Johannes Gutenberg lần đầu tiên có thể sản xuất được những quyển sách sử dụng máy đánh chữ động, làm tăng lượng tài liệu đọc.
Giữa thời điểm đó và thế kỷ 16, từ Anh Quốc tới Trung Hoa, kính mắt được phát triển để đưa vào sử dụng rộng rãi. Những cái gọng đầu tiên được gắn một cách đơn giản vào khuôn mặt của chúng ta với những dải ruy băng, và sau đó là những thanh ở hai bên sẽ được dùng để thay thế cho những dải ruy băng. Những chiếc kính cầm tay- với phần gọng kính được cầm ở trên tay – được thiết kế bởi một người Anh có tên là George Adams khoảng năm 1780 và trở nên phổ biến trong suốt thời kỳ Nhiếp Chính- thời kỳ hoàng kim của các dandy. Những chiếc kính một mắt cũng theo sát đó, như chiếc kính của các điệp viên hay những chiếc kính dùng trong Opera (chủ nhân của chúng đã được thể hiện ở trong tên gọi).
Bên cạnh những phong cách của kính mắt là sự phổ biến mạnh mẽ của những chiếc gọng kính có phần gọng bên “temple”, tới năm 1800 thì được làm bằng đồi mồi, sừng, bạc, vàng, đồng và niken. Pince-nez cũng xuất hiện vào khoảng thời gian này, nhưng mãi tới thế kỷ 20 thì nó mới có sự tương đồng với những mẫu hiện đại ngày nay, và những chiếc kính gọng bên “temple” đã thắng thế.
Phần lớn những năm 1900 được dành để hoàn thiện và làm phong phú thêm cho thiết kế này. Vào những năm 1930, chiếc gọng kính bằng nhựa tổng hợp đầu tiên được sản xuất, và được dùng để làm gọng kính. ở Đức, công ty Carl Zeiss phát triển mẫu kính “perivist” với hình dáng gọng kính chúng ta đa phần nhìn thấy ngày nay: phần temple (tạm dịch là gọng hai bên) được nối với phía trên của phần trước, hơn là ở chính giữa như những mẫu trước đó. Và sau đó, vào năm 1937, công ty Bausch& Lomb từ Mĩ đã giới thiệu hình dạng kính aviator phổ biến ngay nay, đặc biệt thiết kế cho những phi công lái máy bay.
Kể từ thời điểm đó, thì mỗi một thời kỳ có vẻ như đều tạo ra được một thiết kế mang nét đặc trưng riêng. Hoặc có lẽ sẽ tốt hơn khi nói rằng có hai hình dáng đặc trưng đối lập với nhau. Kính mắt gọng đồi mồi, đôi khi được biết đến như là làm bằng sừng- dù cả hai thuật ngữ đều là hiểu nhầm bởi nhựa đã được dùng trong khoảng thời gian này- vì sự phổ biến của các trường đại học vào những năm 1940s và kế tiếp đó là Ivy League vào những năm 1950s (xem chương 14). Chúng thường có hình tròn hoặc oval. Nhưng đối lập nó chính là những chiếc gọng màu đen bằng nhựa cứng có liên quan đến những giám đốc quảng cáo ở Madison Avenue (ngày nay hãy nghĩ đến Woody Allen) với hình chữ nhật.
Kính mắt trở thành một món đồ thời trang quan trọng
Vào thời gian mà nhóm nhạc The Beatles xâm nhập vào thị trường Mĩ năm 1964 với làn sóng của những cô gái vị thành niên say mê nước Anh, cuộc cách mạng của các peacock đã xoay chuyển hoàn toàn: đường Carnaby của London, phong trào Op Art, những dân chơi Hippies, và Flower Power đều đi về nơi vốn có của nó. Trường phái nghệ thuật mạnh mẽ và tương lai Op Art (ảnh chụp của Elton John lúc ban đầu) và chiếc kính mắt của bộ đồ du hành không gian được quảng cáo rầm rộ bởi nhà thiết kế người Pháp André Courrege. Những người Hippy lại thường mang những chiếc kính trông giống như của những người phụ nữ lớn tuổi và nhìn cũng khá là hoài cổ, giống như John Lennon và Janis Joplin- phần gọng mảnh bọc dây để giữ lấy phần mắt kính màu sắc hình oval. Những trang phục dài tới mắt cá chân và những chiếc váy mini tồn tại song hành cùng nhau, và chúng cũng sớm được kết nối lại với nhau bằng những phiên bản khác. Cho tới đầu những năm 70 các nhà thiết kế đã thêm mắt kính vào bộ phụ kiện của họ với những chiếc gọng vui nhộn và kính mắt thể thao.
Những sự phát triển quan trọng gần đây đa phần là thuộc về công nghệ. Những chiếc kính chống nắng Paranoic, với những màng lọc phân cực của chúng để giảm thiểu tia UV, chói mắt, và hiện tượng màu sắc bị biến đổi, được phát triển, và nhựa chống sốc cũng được phát minh ra, gọng kính bằng titanium dễ uốn được phổ biến bởi trọng lượng nhẹ đầy thoải mái và bền bỉ.
Tôi thật sự không quá yêu thích những chiếc kính cho đến khi tôi bốn mươi tuổi, và sau đó nó đã diễn ra rất nhanh chóng, có vẻ như là suốt đêm qua tôi đã gặp vấn đề với khả năng nhìn gần của bản thân. Tôi quyết định chọn kính có gọng hơn là những chiếc mắt kính được thêm vào mà không có một lý do gì, và tôi phải làm gì đó tích cực hơn cho thị lực ngày càng kém đi của mình, và quyết định dùng kính mắt giống như một món phụ kiện Sartorial khác: nếu bạn đã lựa chọn nó, thì hãy thể hiện nó ra bên ngoài. Tôi nhận ra rằng những chiếc kính có thể là một món đồ tuyệt vời theo nhiều cách, thực sự giúp nâng cao những thông điệp về hình ảnh mà bạn muốn gửi tới phần còn lại của thế giới: sự vui vẻ, thông minh, nghiêm túc, tính sáng tạo, có giáo dục, cho đến một chút gì đó từ những kẻ nổi loạn nếu đó là tất cả những gì bạn muốn. bạn có thể vui vẻ mà đưa chúng ra bên ngoài, xoay tròn chúng trong lòng bàn tay, và góp phần vào một vẻ ngoài đầy chiêm nghiệm, nếu như hoàn cảnh ở đó yêu cầu bạn phải làm như vậy. Một cách đầy hiệu quả khiến người nhìn vào bạn dành thêm chút thời gian khám phá (trans: ý tác giả là tăng thêm chiều sâu phong cách cũng như thu hút ánh nhìn).
Trong một cuộc bình chọn, tôi là biên tập viên về thời trang cho tạp chí Town & Country trong thời gian này, và taste về kính mắt ở đó là gọng kính vành mỏng bằng đồi mồi với mắt kính tròn. Một nét đẹp trí thức preppy hoài cổ, đối lập với phong cách gọng màu đen và bằng đồi mồi phổ biến trong thế giới hiện đại. Những biên tập viên ở các vị trí quan trọng trong thời gian này luôn mặc blazer màu navy, sơ mi cổ button down, cũng như là bow tie, để hồi sinh một hình ảnh rất ngầu (too cool too care).
Kể từ khi công việc chính của tôi là đi dạy ở trường đại học, phong cách gắn với tôi trở nên tự nhiên, bởi tôi đã mặc như thế trước đây rồi. tôi thích nghĩ về nó như là một cách tiếp cận mang nét của thời trang phong cách cũ, bụi bặm, sự chuyên nghiệp mà dễ dàng cân bằng với tình yêu của tôi dành cho loại vải porridge-thick tweed, những loại flannel cũ, và linen nhăn. Một lời bày tỏ thầm kín về sự tế nhị và quyến rũ của truyền thống, sự phối hợp tốt giữa sự bình dân và thanh lịch. Và đủ kinh ngạc, nó thật sự có vẻ hoạt động rất tốt. Đôi khi tôi mang theo vài quyển sách cũ- tất nhiên là bìa cứng, và không có bìa bọc sách- theo bên mình, có vẻ đã bị mối mọt và trông cũ kỹ, để củng cố cho ấn tượng rằng tôi đang nghiên cứu một điều gì quan trọng về tâm trí. Tôi nhận thấy sự thỏa mãn khi mở lại chỉ mục của một cuốn sách cũ trong khi ai đó rút ra một món đồ công nghệ mới nhất (trans: ý tác giá là mình tìm thấy sự thỏa mãn với phong cách hoài cổ trong khi người khác chạy theo vẻ đẹp hiện đại).
Có hai trường phái quan điểm về đặc trưng của phụ kiện kính mắt. Một là mỗi người nên gắn với một phong cách và dùng nó như là một dấu ấn cá nhân, một thương hiệu riêng nếu bạn muốn (tương tự David Hockney). Sức mạnh vững chắc của cách tiếp cận này là nó hướng đến việc gửi đi những tín hiệu của sự ổn định, vững vàng, và không bị cuốn vào những xu hướng phù phiếm và những gì lòe loẹt: một người, giống như ở thế kỷ 18 thường nói, có nền tảng kiên định. Một người mà bạn có thể đầu tư tiền vào đó.
Tất nhiên, mặt trái của ăn mặc của việc chỉ đeo một kiểu kính mắt là bị cho rằng thật nhàm chán và dễ đoán. Một vài người khá là kén chọn khi đứng trước tủ đồ, dùng những phong cách khác nhau cho những cảm xúc và hoàn cảnh khác nhau, giống như nhiều người chơi có những kho tàng về mùi hương- một loại nước hoa ban ngày, loại khác vào ban đêm; một cho mùa ấm, loại khác khi thời tiết mát mẻ, kiểu kiểu thế. Đôi khi có một tín hiệu đặc biệt bạn muốn gửi đi, đôi khi điều gì đó cần được đưa đi xa hơn, vững chắc và trung lập. Như với bất kỳ ngữ pháp nào khác, để quyết định chiếc kình mắt phù hợp với thông điệp của bạn gửi đi, nó giúp chúng ta xem xét tới hoàn cảnh, mục đích, và những người xung quanh, và điều chỉnh hành vi của mình cho chuẩn mực.
Khi chọn kính mắt, vài người coi hình dạng gương mặt mình như cơ sở để chọn. Tôi nghi ngờ về việc nó có quan trọng như mọi người vẫn nghĩ; thật ra, dùng kính để bù đắp lại những đặc điểm riêng của gương mặt mỗi người có thể đưa đến những rắc rối, như những chiếc kính quá to hoặc quá nhỏ có xu hướng trở nên quá rõ ràng và thường vì thế mà được coi như là một kiểu làm điệu bộ, nhiều hơn là thứ gì đó được tích lũy một cách tự nhiên từ thói quen và văn hóa trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Dù bạn có muốn tăng cường thêm cho hình dáng khuôn mặt của bạn hay bổ khuyết cho nó, thì mục tiêu nền tảng vẫn là tìm cho được một chiếc gọng kính mà không tạo ra sự chú ý cho chính nó. Sau tất cả, thì mục tiêu chính của ăn mặc vẫn là để mọi người chú ý tới bạn, hơn là những gì mà bạn đang mặc. Để đạt được điều đó thì có vài quy tắc thông thường chính: phần phía trước, bất kể là hình dáng nào, thì cũng chỉ ngắn từ phần lông mày ở phía trên cho tới gò mà ở phía dưới. mắt kính không nên rộng hơn gương mặt của bạn (điều đó có vẻ quá rõ ràng, nhưng khong hề). Phần cầu nối giữa 2 mắt kính nên fit tốt, và đặc biệt là phải đủ chặt để giữ cho kính không bị trượt xuống dọc theo sống mũi của bạn.
Và dành cho những ai vẫn đang xem xét sự liên kết giữa kính áp tròng thay vì mắt kính, có lẽ chúng ta nên xem phần kết của bài thơ nổi tiếng của Dorothy Parker và coi nó như là một lời khuyên quý giá:
Women make passes
At men who wear glasses.
Xem thêm:
- 3 lời khuyên lựa chọn kính mắt cho nam giới
- 3 mẫu kính Ray-ban kinh điển nhất mọi thời đại
- 5 phụ kiện thời trang mà mọi người đàn ông nên có
–
MENBACK.COM