Bên cạnh những cái gì được hô hào là “Tự do trong thời trang” – có phải những điều này sẽ gây sự lệch lạc cho những người trẻ, thích sự hào nhoáng và không có chiều sâu có làm suy yếu đi những tiến bộ và tích cực về tình dục hiện nay. Nhận định về “Khiêu dâm trong thời trang” – một bài viết từ blogger Trí Minh Lê, Menback xin được chia sẻ tới các độc giả.
Với sự bùng nổ của mạng Internet và các nền tảng mạng xã hội như hiện nay, chưa bao giờ các hình ảnh “mát mẻ” hay “hở da hở thịt” và nói thẳng ra là có mang chiều hướng tính “khiêu dâm” ở Việt Nam nhiều như hiện nay. Sự cởi mở trong văn hóa, sự tiếp nhận cả tích cực và tiêu cực từ cộng đồng Việt Nam và bản chất của con người, luôn yêu thích những yếu tố về “Da thịt con người” hơn tất cả những yếu tố khác. Về bản thân mình, tôi cảm thấy chuyện này bình thường khi đã xem nhiều bộ sưu tập thời trang khác nhau, những lookbooks khác nhau trên thế giới. Nhưng ứng dụng và đưa thông điệp ở Việt Nam hiện tại thì lại là một câu chuyện khác để tránh việc định hướng sai lệch tới thế hệ trẻ.
Sex trong thời trang
Thời trang và đặc biệt hơn là thời trang đường phố, nơi yếu tố “tự do” được đưa lên vị trí hàng đầu, thì các hình ảnh các chị, các em, các cô hoặc các anh chàng đẹp trai, đẹp mã ra sức khoe diễn những đường cong cơ thể, những dáng điệu sexy nhất thông qua những bộ đồ họ mặc. Tất nhiên đây cũng là điều dễ hiểu khi “cái gì đẹp thì có quyền khoe” – nhưng nhiều khi nó cũng mang hơi hướng “Sex in fashion”.
Thực sự mà nói – theo ý kiến riêng của bản thân tôi. Tình dục là một ranh giới mong manh giữa art/nghệ thuật và porn/khiêu dâm – và về sự thô kệch có phần hơi phản cảm có lẽ phải chiếm đến đa số trong mạng xã hội Việt Nam. Nhưng trong lịch sử thời trang thế giới – Sex đã thâm nhập thế nào?
Có lẽ trong nhiều thập kỉ vừa qua, bóng gió có, thẳng thớm có – các hình ảnh về sex, về giới tính và bóng gió tình dục đã thâm nhập và đạt tới mức bão hòa trong thời trang. Không chỉ xuất hiện tại các runway bí mật, giới hạn người xem và độ tuổi, các trang báo thời trang uy tín – 2019, mọi thông tin đều được leak ra và các nhà quản lý bắt buộc phải giảm bớt các hình ảnh mang tính “Khiêu dâm” quá cao vì không thể kiểm soát được tối đa nội dung content trong đó.
Thời trang là 1 bản sắc của xã hội nó đang hoạt động – mức độ của sex trong thời trang dao động trong 40 năm qua – trùng khớp với sự phát triển của xã hội các nước tiên tiến về giới tính, sex và khiêu dâm. Từ việc ngại ngùng, ngăn cấm đến bùng nổ, phóng khoáng và trở nên bão hòa.
Việt Nam đang diễn lại câu chuyện của phương Tây cách đây 30-50 năm trước về nhận thức giới tính và các xu hướng tình dục nên chúng ta cần thực hiện việc tiếp nhận một cách tinh tế và mềm mại để tránh việc hòa nhập xong hòa tan luôn. Nên nhớ Việt Nam là đất nước đến Phương Đông không có thể tiếp thu và du nhập văn hóa phương Tây quá nhanh. Mọi thứ cần được chọn lọc và phù hợp với hơi thở của thời đại, cửa thị trường sở tại.
Giai đoạn thập niên 1960s và 1970s là khoảng thời gian của sự thức tỉnh và nổi loạn của “Sex”/Tình dục. Con người ta bây giờ nhận thấy tình dục là 1 nhu cầu căn bản của con người và không có gì phải xấu hổ về nó, đặc biệt là cán cân giữa nam và nữ – khi mà nhiều người cho rằng phái yếu nếu có nhu cầu mạnh mẽ về tình dục sẽ được mỉa mai là lăng loàn, là slut, là hoe. Trong khi đều là con người như nhau và nhu cầu là như nhau – thì thời điểm đó, YSL đã bắn “Viên đạn bạc” đầu tiên về cuộc cách mạng thay đổi này.
Được đánh giá là một trong những hình tượng tiêu biểu nhất trong giai đoạn đưa “Sex” vào thời trang – chiến dịch Le Smoking của Yves Saint Laurent dưới bàn tay đại tài của Helmut Newton đã gây 1 cú shock cho toàn bộ dư luận thời điểm đó. Được công bố trên tạp chí thời trang Vogue France vào năm 1975 – campaign nổi bật lên hai hình ảnh so sánh, 1 người phụ nữ trần truồng đang hôn 1 người đàn ông – và song song là 1 người phụ nữ mặc bộ đồ tuxedo được coi là đại diện cho đàn ông, với đường tà khoét sâu ở giữa ngực.
Thông qua bộ ảnh này – Yves Saint Laurent muốn gửi gắm thông điệp của mình về sự thống trị trong tình dục của nam giới bên cạnh sự thụ động của 1 người phụ nữ khỏa thân. Đàn ông mới có quyền mưu cầu sinh lý trong khi phụ nữ cũng ngang hàng. Đây là 1 bản tuyên ngôn tự do cho phụ nữ – bằng cách thể hiện bằng cho 1 model nữ mặc bộ tuxedo của YSL – ông muốn thể hiện về hình ảnh người phụ nữ mới trong đối trọng tình dục giữa 2 giới tính tại thời điểm đó.
Le Smoking đã gây sốc cho toàn bộ dư luận tại thời điểm đó, vấp phải những ý kiến phản đối cực mạnh – nhưng ngay sau đó, làn sóng ủng hộ từ những người phụ nữ trẻ đã dẫn đến sự mở lòng của xã hội và tất nhiên – khiến campaign này của YSL “lưu danh sử sách” trong việc đưa hình ảnh nhạy cảm vào thời trang.
Sử dụng tone trắng đen đặc trưng của YSL – hình ảnh của người phụ nữ khỏa thân được Newton khéo léo khai thác không quá phô – động tác thể hiện sự phục tùng với người đàn ông. Cùng các động tác âu yếm, mơn trớn cơ thể giữa hai giới tính đã thể hiện ngoài sự quyến rũ còn cho người xem sự tương tác phụ thuộc và lệch lạc trong tình dục giữa nam và nữ tại thời điểm đó.
Thành công vang dội, YSL tiếp tục các bước đi táo bạo của mình. Tỉ dụ trong chiến dịch quảng bá nước hoa M7 của YSL – một người đàn ông khỏa thân trần truồng với bộ phận sinh dục của mình khiến người ta liên tưởng tới tượng David iconic – một sự trần trụi nổi tiếng, quá hợp cho 1 perfume đúng ko nào?
Giai đoạn 1980 – công nghệ nâng cấp hơn 1 bậc với sự ra đời của VCR và hệ thống truyền hình – người ta bây giờ có thể xem được những bộ phim nhãn mác 18+ khiến sự tò mò về sex, tình dục ngày càng tăng cao. Sự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp liên quan đến tình dục đã tạo ra một mối quan hệ phức tạp giữa thời trang, sex – và tất nhiên có đúng, có sai , có lệch lạc, có sự quyến rũ hấp dẫn và sự đáng sợ trong đó. 1 con dao hai lưỡi.
Sự lệch lạc ở đây là gì?
Cũng khá giống với tình trạng hiện tại ở Việt Nam – có những kẻ viện cớ mang tính tình dục, khiêu dâm nghệ thuật vào thời trang để gây shock và lôi kéo sự quan tâm của dư luận. Từ năm 1999 đến 2008 – thương hiệu Sisley đã mời về Terry Richardson – một nhiếp ảnh gia khiêu dâm để thực hiện chiến dịch quảng cáo mới của mình. Các hình ảnh tiếp theo đã gây một câu hỏi dấy lên trong thị trường? Terry đã mang tới cho người xem 1 model nữ mặc quần lót và thủ dâm ngay trước ống kính, hay 1 cô gái đang lè lưỡi để đón sữa bò (Cow milk – ai hay coi porn thì biết bò sữa là như thế nào rồi đấy).
Hầu hết các hình ảnh này – sự xuất hiện quần áo là không đáng kể, kể cả có những cũng ít ai chú ý mà chỉ quan tâm tới hình dáng điệu bộ “Khiêu dâm” của người kia. Đây rõ ràng là 1 sự tính toán có chủ đích của nhiếp ảnh gia và Sisley khi khiến dư luận phải chú ý tới mình hơn là quần áo (Tất nhiên quan tâm rồi thì sẽ tìm hiểu quần áo sau). Nghe quen quá phải không nào? Đó chính là sự lệch lạc của việc lạm dụng tình dục trong thời trang.
Tôi không rành lắm về nhiếp ảnh, về photography để tránh việc “múa rìu qua mắt thợ” nhưng trong hình ảnh là 1 công cụ để truyền tải thông điệp từ concept/model/người chụp. Chân dung, phong cảnh, lifestyle etc.. nhưng thời trang theo quan điểm của tôi phải có quần áo trong đó. Phải lột tả được tính chất thời trang trong đó, cái quần – cái áo chi tiết ra sao, nó được mặc lên người như thế nào để phô diễn sự gợi cảm, phô diễn chất liệu và vẻ đẹp của trang phục khi con người vận động.
Ngày nay – sex in fashion/ vấn đề nhạy cảm trong thời trang cũng đã được ứng dụng rất nhiều. Từ Vivienne Westwood tới YSL và cả Balenciaga, Rickowens -Từ những chiếc áo hở nipples đến các concepts liên quan tới bao cao su, những chiếc quần được thiết kế để lộ cả D*ck – tất cả đều gây ấn tượng mạnh tới người xem. Nhưng giữa “sang” và “phản cảm” dựa rất nhiều vào chất liệu và thiết kế của những trang phục đó, mọi người xem để có thể cảm nhận được.
Nhưng bên cạnh những cái gì được hô hào là “Tự do trong thời trang” – có phải những điều này sẽ gây sự lệch lạc cho những người trẻ, thích sự hào nhoáng và không có chiều sâu có làm suy yếu đi những tiến bộ và tích cực về tình dục hiện nay?
Xem thêm:
- [18+] Những bộ ảnh thời trang gây tranh cãi nhất trên thế giới
- Virgil Abloh – Linh hồn của thời trang cao cấp đường phố
- Golden Goose và những đôi giày bị “tra tấn” đắt đỏ