Khi nhà bán lẻ thời trang H&M bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng bởi quyết định lựa chọn một cậu bé da màu mặc chiếc áo khoác thể thao làm mẫu với ngụ ý một chú khỉ ở trong khu rừng, một trang tin tức chuyên về thời trang đã đưa ra lời khuyên cho thương hiệu Thụy Điển này như sau: “Một trong những giải pháp đơn giản nhất cho bất kỳ công ty nào trong vấn đề đa dạng hóa, đó chính là sử dụng thêm nhiều người da màu hơn”.
Những phản ứng tương tự đã được thể hiện trong các video được đăng tải trên Instagram kỳ thị người Trung Quốc của thương hiệu Dolce & Gabbana, hình ảnh mang tính phân biệt chủng tộc của Prada (PV: tháng 11/2018, Prada cho ra mắt BST mới lấy cảm hứng từ hình ảnh con khỉ màu đen), thiết kế áo len của Gucci mô phỏng khuôn mặt người da màu, và buổi trình diễn thời trang áo hoodie nhạy cảm của hãng Burberry (PV: áo có mũ, được thiết kế đính kết nút thòng lọng như trong những vụ tự tử). Tất cả các sự kiện này đều diễn ra sau nhau chỉ một vài tháng.
Phân biệt chủng tộc trong ngành công nghiệp thời trang liệu có thể khắc phục?
Theo một nhà báo ngành thời trang, “Sự thay đổi thực sự chỉ có thể xảy ra khi những người có khả năng ra quyết định và các nhà quản lý sự đa dạng được phép tham gia vào các vị trí cao nhất của ngành”.
Tờ báo The Washington Post đã đưa tin rằng, những người sử dụng truyền thông xã hội đã nhìn thấy “những lỗi ngớ ngẩn này [như báo hiệu] nhu cầu cho các thương hiệu như Gucci và Prada cần phải thuê thêm nhiều người da màu hơn nữa.”
Một trang tin khác cũng đưa ra một trích dẫn đến từ một giáo sư ngành quản lý kinh doanh thời trang như sau: “Một sự thay đổi bền vững và có trách nhiệm hơn thể hiện ở việc cam kết một cách mạnh mẽ trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm người da màu ở mọi cấp điều hành trong ngành công nghiệp thời trang.”
Chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo về việc đưa ra giải pháp là phải thuê thêm nhiều người da màu hơn ở các vị trí điều hành, hoặc thậm chí coi giải pháp này như là một bước tiến đầu tiên của việc khắc phục nạn phân biệt chủng tộc trong ngành thời trang. Đầu tiên đó là, những người da màu hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ thời trang đến ngân hàng hay giáo dục, đều biết rằng sự hiện diện của các giám đốc điều hành và quản trị viên không phải là người da trắng cũng không thể đảm bảo về các áp lực trong phân biệt chủng tộc, cũng như giảm thiểu các vấn đề chính trị căn bản về lao động và công lý.
Như người ta thường nói, “All skin-folk ain’t kinfolk” (PV: ám chỉ rằng “không phải mọi người cùng chủng tộc với tôi đều là gia đình tôi”). Đa dạng một cách quan liêu đã mang lại sự dối trá cho những huyền thoại về sự ngây thơ, trong sáng của người da trắng (ví dụ: các nhà điều hành người da trắng không thể ngăn chặn sự phân biệt chủng tộc vì họ không thể nhìn thấy hoặc phát hiện ra sự phân biệt chủng tộc), trong khi đó bắt người da màu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc khắc phục các phân biệt chủng tộc tại nơi làm việc – một trách nhiệm được đè nặng thêm vào công việc của họ mà không được trả công thỏa đáng và không có mấy giá trị.
Trong các video quảng bá, đã sử dụng người mẫu xuất hiện trong các thiết kế mới của D&G và được trải nghiệm những món ăn như pizza, taco, spaghetti bằng đũa. Nhưng thay vì nói về nét đẹp truyền thống của một quốc gia Á Đông khi dùng đũa thì quảng cáo của D&G lại nhấn mạnh thông điệp: “đũa quá nhỏ” và khó sử dụng cho các món ăn phương Tây. Lời dẫn bị phản đối mạnh mẽ bởi khiến cả thế giới có cái nhìn sai lệch về nghệ thuật ẩm thực của quốc gia này.
Có một ý tưởng cho rằng, với việc gia tăng số lượng người làm việc không phải là da trắng ở các vị trí cấp cao nhất sẽ giúp tạo ra hiệu ứng chống phân biệt chủng tộc và đây là điều mà các nhà nghiên cứu môi trường làm việc Devon W. Carbado và Mitu Gulati gọi là “hiệu ứng giảm dần phân biệt chủng tộc.” Một điều quan trọng mà họ đã làm được, đó là chức năng “đa dạng” không bị coi là một biện pháp khắc phục, mà là một sự tiếp nối các chiến lược của công ty nhằm duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường. Chúng ta thấy điều này trong bối cảnh của ngành thời trang, nơi mà các điều khoản về đa dạng là một tiêu chuẩn trong các công ty thời trang bao gồm Burberry, Prada và H&M, cũng như trong các tổ chức thương mại như Hiệp hội các nhà thiết kế thời trang Mỹ (CFDA – Council of Fashion Designers of America) và Hội đồng thời trang Anh (BFC – British Fashion Council).
Tuy nhiên, bất chấp sự đa dạng một cách quan liêu được tiêu chuẩn hóa, nạn phân biệt chủng tộc vẫn tiếp tục ngấm sâu vào trong hệ thống của ngành thời trang. Những mâu thuẫn này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Carbado và Gulati. Với lý do đa dạng và chủ nghĩa tiến bộ, các công ty thường có xu hướng tuyển dụng và bổ nhiệm những người da màu mà họ cảm nhận sẽ không có khả năng “rock the boat” – gây xáo trộn, đảo lộn tình hình hoạt động, vào những vị trí quản lý hàng đầu. Và điều tệ hơn là, với việc tập trung vào tăng số người da màu tiếp cận với các công việc ở cấp cao đã bỏ lỡ một điểm lớn hơn, đó là hầu hết những công việc đòi hỏi sự ưu tú này lại dựa trên việc khai thác những người da màu trong các công việc thời trang ở cấp thấp hơn. Nói một cách rõ ràng, với việc chỉ tập trung vào tăng số lượng người da màu tiếp cận với các vị trí công việc có giá trị cao như thiết kế, tiếp thị và quảng cáo sẽ không làm thay đổi điều kiện làm việc của người da màu trong các công việc có giá trị thấp như trong các ngành gia công thuần túy (CMT). Việc tập trung vào sự đa dạng trong cấp điều hành có thể gây ra hiểu lầm về sự tiến bộ, dẫn đến việc phân biệt chủng tộc trong ngành thời trang trở nên cố hữu hơn và được che giấu tốt hơn.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong ngành thời trang không phải là những gì chúng ta nhìn thấy trên các tạp chí, các trưng bày ở cửa hàng và trên sàn diễn. Nó cũng xuất hiện các chính sách và thỏa thuận thương mại mà chúng ta khó có thể dễ dàng nhìn thấy. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong ngành thời trang được xây dựng và mở rộng từ các chính sách tự do hóa thương mại trong những năm 1980 và 1990, mở cửa thị trường lao động và tiêu dùng của các tập đoàn phương Tây. Như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các hiệp định thương mại tự do như NAFTA và các chính sách của WTO đã cho phép các thương hiệu thời trang phương Tây và nhất là các thương hiệu thời trang do người da trắng sở hữu, dịch chuyển sản xuất từ Mỹ và châu Âu sang các nước ở Mỹ Latinh và châu Á, nơi chi phí lao động rẻ hơn nhiều và luật lao động khó được thực thi nghiêm túc. Khi ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc chuyển sang phía Nam bán cầu trong những năm 1980 và 1990, chi phí nhân công và môi trường của sản xuất hàng loạt cũng tăng theo.
>> Xem thêm: 30 công ty dẫn đầu ngành thời trang thế giới ký cam kết “The Fashion Pact”
Ngày nay, ngành thời trang toàn cầu tiếp tục phụ thuộc vào việc khai thác những người lao động và cộng đồng không phải là người da trắng, nghèo và chủ yếu là những nữ công nhân sống ở phía Nam bán cầu. Việc gia tăng số lượng người không phải là người da trắng trong các công việc liên quan đến thiết kế và truyền thông có uy tín cao ở vị trí đầu của chuỗi giá trị không làm thay đổi sự phân công lao động toàn cầu này. Đồng thời, sự đa dạng của công ty cũng không làm giảm tính dễ bị tổn thương đối với các tác hại của ngành công nghiệp và sự không công bằng về lợi ích vật chất mà các chính sách này đã gây ra cho những người làm công việc ở vị trí đáy của chuỗi cung ứng.
Thương hiệu thời trang nổi tiếng Burberry bị chính người mẫu của mình – Liz Kennedy chỉ trích trong một bài đăng rất dài trên trang Instagram rằng: “Tự tử không phải là thời trang”.
Để chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong ngành thời trang, chúng ta sẽ cần phải đối đầu với chủ nghĩa giai cấp trong ngành thời trang và liên quan đến các định nghĩa mới về thành công, như tiếp cận với các tổ chức và vị trí ưu tú, sẽ là con đường tốt nhất để dẫn đến tiến bộ xã hội. Điều này đòi hỏi một phân tích xuyên quốc gia, xuyên bán cầu, xuyên biên giới và tất cả các tầng lớp lao động về phân biệt chủng tộc của các công ty, những phân tích này sẽ bao hàm và chịu trách nhiệm về những người lao động ở bậc thang cuối cùng trong tổ chức – những người lao động làm việc trong ngành gia công thuần túy CMT. Thiếu một cái nhìn rộng hơn về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong ngành thời trang, các sáng kiến của công ty về sự đa dạng sẽ khiến người da màu ở phía Bắc bán cầu đồng lõa trong việc bóc lột người da màu đến từ hoặc ở phía Nam bán cầu. Tiếp theo đó, thất bại tất yếu của sự đa dạng một cách quan liêu đó là không liên kết được sự phân biệt chủng tộc với các cấu trúc nền tảng của ngành thời trang toàn cầu, những điều hình thành nên các hoạt động tuyển dụng và điều kiện lao động của công nhân theo cấp bậc trong lĩnh vực sản xuất. Các phát ngôn công khai về sự đa dạng trong ngành thời trang hầu như không bao gồm công nhân may mặc.
Vì vậy, đỉnh điểm của sự thiếu sót này là khi tờ báo Teen Vogue xuất bản một bài viết về các cuộc đình công của công nhân trên khắp thế giới, rất ít độc giả nhận ra rằng, bài báo đã không đề cập đến chính những công nhân gia công các bộ quần áo thời trang được quảng cáo trên tạp chí của mình. Thiếu sót này đặc biệt rõ ràng hơn khi bài báo này xuất hiện cùng lúc với thời điểm 50.000 công nhân may Bangladesh vừa mới kết thúc hai tuần đình công, phản đối mức lương thấp của họ.
>> Xem thêm: Adidas hợp tác cùng Parley chung tay bảo vệ môi trường
Mặc dù vậy, các kinh nghiệm, hoạt động và lời nói của công nhân may mặc thường xuyên bị xóa bỏ, không phải do thiếu sót, mà bởi sự biến dạng. Mặc dù công nhân may mặc hiểu rất rõ về những thay đổi mang tính hệ thống mà họ cần để cải thiện cuộc sống và điều kiện làm việc, nhưng các cuộc thảo luận về công bằng xã hội và thời trang đã thay thế cho nhu cầu của người lao động về cải cách chính sách lấy khách hàng là trung tâm, các giải pháp cá nhân hóa để người tiêu dùng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn (ví dụ: mua nhiều quần áo đắt tiền hơn). Những “đơn thuốc” này không chỉ mâu thuẫn với thực tế của công nhân may mặc (cùng một nhà máy thường sản xuất quần áo cho nhiều nhãn hiệu, từ nhãn hàng rẻ tiền đến nhãn hàng cao cấp), họ mặc nhiên đổ lỗi cho người tiêu dùng không tinh tú của “thời trang nhanh” về sự bất bình đẳng trong cấu trúc của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa ngành thời trang. Hơn nữa, họ tiếp tục đưa ra các huyền thoại có hại rằng, các lựa chọn của người tiêu dùng cá nhân – thay vì thay đổi cấu trúc một cách sâu sắc đến chính sách thương mại toàn cầu, lao động và sở hữu trí tuệ – có thể khắc phục các ảnh hưởng tồi tệ của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Nhà mốt sang trọng Prada đã cho ra mắt một bộ sưu tập mùa mới có tên “Pradamalia” lấy cảm hứng từ hình ảnh một con khỉ màu đen. Prada đặt tên cho hình ảnh con khỉ cách điệu với 2 màu đỏ và đen là “Otto”. Ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt bởi cho rằng ý tưởng mang tính phân biệt chủng tộc, chống lại người da đen.
Ngành công nghiệp thời trang nổi tiếng với tất cả/bất cứ điều gì – đều dẫn tới sự đa dạng. Các sàn diễn toàn màu đen, các biên tập viên thời trang toàn châu Á, người mẫu chuyển giới nổi tiếng và siêu sao không phải là người da trắng đến từ các thương hiệu thời trang và tạp chí lớn hàng đầu có thể không phải là chuẩn mực, nhưng họ đại diện cho các hình thức đa dạng của ngành thời trang hiện có. Tuy nhiên, những loại đa dạng này chỉ có thể được coi là tiến bộ chủng tộc nếu chúng ta loại trừ công nhân may mặc và các điều kiện lao động làm cho công việc của họ trở nên cần thiết và có thể bóc lột được. Khi các nhà thiết kế thời trang, các nhà báo và nhu cầu của người tiêu dùng về các điểm dừng tại cổng các nhà máy, những thứ như áo phông nữ quyền (trong đó áo phông có thông điệp như “Cô gái quyền lực” và “Một nữ quyền sẽ trông như thế này” đã được thực hiện ở Bangladesh và ở Mauritius bởi phụ nữ và trẻ em gái kiếm được ít hơn 1 đô la mỗi giờ) không chỉ là một điều có thể xảy ra, mà là một điều không thể tránh khỏi. Hầu như tất cả các trang phục chúng tôi mặc, cho dù chúng có mang thông điệp nữ quyền hay không, đều được thực hiện theo các chính sách thương mại và điều kiện lao động một cách bóc lột. Trừ khi các nỗ lực về đa dạng giải quyết được vấn đề phân biệt chủng tộc, từ đó tạo nên toàn bộ hệ thống ngành thời trang – từ điểm sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng – việc bổ nhiệm thêm một vài người da màu vào các công việc tốt chỉ đóng vai trò là cơ chế để duy trì sự bất công trong lao động và môi trường làm việc, bởi hàng chục triệu người da màu khác – chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái – hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
>> Xem thêm: Các thương hiệu thời trang bất lực nhìn biểu tình leo thang ở Hong Kong
—
Theo: TCDM