Tiêu chuẩn Down và chứng nhận RDS được áp dụng trong ngành may mặc, thời trang đối với các dòng sản phẩm có đặc tính cách nhiệt cao và tỉ lệ warmth-to-weight, bao gồm quần áo mặc ngoài, túi ngủ, giày dép và phụ kiện.
Tiêu chuẩn DOWN là gì?
Down (tiêu chuẩn Down) là một thang bậc nhằm đánh giá chất lượng cách nhiệt của sản phẩm. Down cung cấp tỷ lệ Warmth-to-weight tốt nhất so với hầu hết các vật liệu cách nhiệt khác, đó là lý do tại sao các nhà sản xuất tuyên bố sản phẩm đạt chuẩn Down đối với hàng may mặc và túi ngủ, đó là sự lựa chọn hàng đầu trong các cuộc thám hiểm, với độ cao và sự rét lạnh khắc nghiệt. Ngoài ra, các nguyên vật liệu dùng đển sản xuất sản phẩm cách nhiệt đạt chất lượng Down còn gọi là nguyên vật liệu Down.
Warmth-to-weight: là một phép đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một sản phẩm cách nhiệt đối với điều kiện thời tiết và môi trường. Chất lượng cách nhiệt với mức đánh giá tốt nhất là Down.
Chuỗi cung ứng Down của The North Face
Mỗi quy trình trong chuỗi cung ứng Down trước khi sản phẩm tiếp cận khách hàng đều được kiểm tra và kiểm chứng với RDS. Ngoài ra, mỗi khi quyền sở hữu tại nguồn cung ứng đối với vịt, ngỗng và các nguyên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm cách nhiệt có thay đổi, The North Face cần được ban hành một giấy chứng nhận giao dịch hoặc tài liệu từ tổ chức chứng nhận nhằm xác minh chuẩn chất lượng RDS.
Nông trại nhỏ
Gồm những cá nhân chăn nuôi vịt và ngỗng cho nhu cầu thực phẩm, tiêu dùng thường ngày hoặc buôn bán tại địa phương.
Trang trại công nghiệp
Các nguyên vật liệu Down là sản phẩm thứ cấp của ngành công nghiệp cung cấp thịt. Vịt và ngỗng chủ yếu được chăn nuôi lấy thịt.
Người thu gom
Nguyên vật liệu Down được thu thập từ nhiều trang trại nhỏ và được gửi đến các cơ sở xử lý thô hoặc xử lý hoàn tất.
Lò mổ
Tại đây, vịt và ngỗng bị giết mổ để lấy thịt và lông vũ.
Các cơ sở xử lý thô hoặc xử lý hoàn tất
Nguyên vật liệu down được làm mềm theo tiêu chuẩn chất lượng và phân loại lông vũ, bao gồm các quy trình làm sạch, lọc bụi bẩn đến hoàn tất.
Nhà máy sản xuất
Nguyên vật liệu Down được thổi vào các baffes (các ngăn túi chứa lông vũ) trong các “phòng thổi” (blowing room) và sau đó các baffes được may chần (quilt) ở công đoạn hoàn tất sản phẩm.
Khách hàng
Các sản phẩm hoàn chỉnh đạt chứng nhận RDS của The North Face cuối cùng được phân phối đến tay các khách hàng trên toàn cầu.
Bài liên quan
Re. UNIQLO: hồi sinh những chiếc áo cũ để bảo vệ môi trường
Re. UNIQLO được may từ 100% vật liệu tái chế ra đời với mong muốn giảm thiểu lượng khí thải có hại đến môi trường. Được biết đến là một trong những thương hiệu thời...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
Chứng nhận RDS là gì?
RDS (Responsible Down Standard) là chứng chận đảm bảo tiêu chuẩn Down của The North Face không tổn hại đến các loài động vật một cách không cần thiết, chẳng hạn như cho cưỡng ép ăn uống hoặc nhổ lông sống, thực hiện truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng, hỗ trợ xác nhận và kiểm tra tiêu chuẩn Down trong các quá trình sản xuất sản phẩm từ nông trại cho đến công đoạn may hoàn thiện.
Từ năm 2014, thương hiệu The North Face đã giới thiệu Responsible Down Standard (RDS) với sự hợp tác của Textile Exchange – một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu về sự bền vững trong ngành may mặc và dệt may, cùng với Control Union Certifications – một tổ chức chứng nhận trung gian (third-party) uy tín với chuyên môn về nông nghiệp và hệ thống trang trại.
Thương hiệu The North Face bắt đầu sử dụng chứng nhận RDS trong sản phẩm của mình từ mùa thu năm 2015, và kể từ mùa thu 2016, tất cả sản phẩm cách nhiệt (còn gọi là down products) của The North Face đều đạt chứng nhận RDS.
Đến nay, chứng nhận RDS đã trở thành một động lực mạnh mẽ và xâm nhập vào chuỗi cung ứng rộng lớn. Năm 2016, đã có hơn 50 thương hiệu bắt đầu sử dụng chứng nhận RSD và hơn 3000 nông trại trên khắp thế giới đã được chứng nhận RDS, với khoảng 400 triệu con ngỗng ở các nông trại này.
Sự ra đời của Responsible Down Standard (RDS)
Cách đây một vài năm (khoảng 2012), The North Face bắt đầu nhận ra tình trạng động vật bị ngược đãi trong chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất sản phẩm cách nhiệt của thương hiệu. Ban đầu, như nhiều nhà sản xuất khác, The North Face chỉ dựa vào bản tự kê khai của các nhà cung cấp nhưng rõ ràng điều này là không đủ. Chuỗi cung ứng Down thực sự rất phức tạp, động vật và nguyên liệu thô thường “tay qua tay” nhiều lần, khiến việc truy nguyên nguồn gốc quá khó khăn.
Do tính phức tạp này, khi The North Face phát triển chứng nhận RDS, thương hiệu đã tìm kiếm đầu vào từ các chuyên gia về phúc lợi động vật, khai triển tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu. Một đội ngũ từ The North Face đã tới Trung Quốc và Đông Âu để đánh giá chuỗi cung ứng của thương hiệu ở những khu vực này. Bởi vì các nguồn nguyên vật liệu Down có thể có nguồn gốc từ các trang trại nhỏ cũng như các lò giết mổ lớn, nhóm nhân viên của The North Face phải đánh giá tất cả mọi thứ từ các trại sản xuất giống, các trang trại gia đình đến các cơ sở chế biến.
The North Face đã khai thác chuyên môn của hai đối tác chính – Control Union Certifications và Textile Exchange, nhằm phát triển một tiêu chuẩn giải quyết các thách thức đa dạng của chuỗi cung cấp nguyên vật liệu Down. Sau khi hoàn thành, The North Face trao quyền sở hữu RDS cho Textile Exchange, do đó hướng đến việc mở rộng RDS cho bất kỳ tổ chức nào trong bất kỳ ngành công nghiệp nào.
“Thật phấn khởi khi thấy rằng việc sử dụng RDS trên toàn bộ ngành công nghiệp đang có hiệu quả tích cực, trong việc thúc đẩy các điều kiện phúc lợi động vật và truy nguyên nguồn gốc đối với nguồn cung ứng trên quy mô rộng lớn” – James Rogers, giám đốc quản lý bền vững tại The North Face.
Bài liên quan
Quần Jeans: nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển thú vị
Chiếc quần jeans là một sản phẩm thời trang không thể thiếu, chưa bao giờ lỗi mốt trong tủ quần áo của bất kỳ ai bởi sự tiện dụng của nó. Chúng ta có thể...
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung Hiệp, Menback xin được chia sẻ, giới thiệu tới quý độc giả. Daniele De Rossi...
Review phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với cô bé Pita Ramos. Ngay ngày đầu tiên. Đây là một cảnh rất ấn tượng...
Review phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất và nam chính xuất sắc nhất. Nói thật mình thấy có đến 3/4 đoạn đầu...
—
TẠP CHÍ MENBACK
Theo: Leflair, Thenorthface, Textileglossary