Ngành Y là ngành danh giá, và trong một xã hội phát triển bình thường thì bác sĩ lúc nào cũng là tầng lớp trung lưu (gọi là giàu có hơn thiên hạ).
Bạn bè của tôi làm bác sĩ ở Hà Nội, thu nhập trăm triệu một tháng là thường, đấy là không nói đến bác sĩ ở bệnh viện lớn mở phòng khám tư, mỗi tháng thu nhập nửa tỷ cũng không ai lạ.
Nhiều người chỉ thấy được cái mặt hay, cái hào nhoáng của nghề, mà không thấy được cái gian khổ của nghề, nên bập vào đá, gãy hết cả răng, thật đáng tiếc.
Hồi 2014, hội phụ huynh một lớp chuyên Sinh ở trường Chu Văn An tại Hà Nội có mời bạn tôi đến nói chuyện và tư vấn ngành học cho các bạn học sinh sắp thi đại học. Và trong buổi nói chuyện đó đã nẩy sinh một vấn đề mà bạn tôi cũng không ngờ. Trong khi nhiều bạn học sinh trong lớp muốn thi Y để sau này làm bác sĩ thì bố mẹ của các bạn ấy hiện đang làm bác sĩ tại Hà Nội lại ra sức can ngăn, không muốn con vào học ngành Y vì quá vất vả. Đó là một sự thật mà ít bạn học sinh của chúng ta biết, nên bạn tôi mới phải nói ở đây.
Có nên học ngành Y?
Trước khi quyết định có nên học ngành Y không thì có mấy vấn đề về ngành Y mà các bạn nên biết trước:
1. Ngành Y là ngành học cực kỳ vất vả
Học ngành Y sau 6 năm học ra trường vẫn chưa biết gì nhiều để có thể hành nghề, liền sau đó các tân bác sĩ phải thực hành trong bệnh viện thêm 3-4 năm nữa thì tay nghề mới gọi là tàm tạm. Nên một tấm bằng bác sĩ trong thực tế nó tương đương với bằng Tiến Sĩ ở ngành khác, thậm chí hơn.
Khối lượng kiến thức mà các bác sỹ tương lai phải học ở trường Y gấp khoảng 2,5 lần khối lượng kiến thức trong chương trình cử nhân ở các đại học khác (bao gồm cả ĐHQG). Ví dụ như ở trường đại học Đài Bắc, tốt nghiệp cử nhân chỉ cần hoàn thành khoảng 120 tín chỉ, tốt nghiệp bác sĩ thú y thì cần học khoảng 180 tín chỉ, trong khi ngành bác sĩ đa khoa thì sinh viên phải học tầm 300 tín chỉ.
2. Không dễ sáng tạo
Ngành Y hầu như không có không gian để sinh viên sáng tạo, nói cách khác, để đến lúc có thể sáng tạo cái gì đó trong ngành thì ít nhất phải học 10 năm, mà phải học rất giỏi. Do đó việc học Y nhiều lúc như bị tra tấn, rất buồn tẻ, nhiều bạn sinh viên đã thú thật với bạn tôi như vậy. Toàn bộ thời gian học trong trường Y, các bạn sinh viên phải học kiến thức kinh điển, rập khuôn, và lượng kinh điển trong ngành Y thực sự rất kinh khủng.
3. Công việc ngành Y rất vất vả
Đến khi ra trường, các bạn lại đối diện với rất nhiều khó khăn. Làm việc khổ sai, bất kể ngày đêm, đang ngủ phải vùng dậy đi cấp cứu người bệnh là thường. Bạn tôi biết một số bác sĩ, tiền đông như quân nguyên mà không có thời giờ để tiêu. Mặt lúc nào cũng quàu quạu giống như bị táo bón kinh niên, vì bệnh nhân nhiều quá, công việc kinh khủng quá. Và xã hội VN lại đang trong giai đoạn kỳ thị bác sĩ, xã hội đòi hỏi rất nhiều, mà chi thì rất ít.
Hồi còn ở Pháp, có lần bạn tôi bị đau bụng, nếu ở Việt Nam thì chỉ cần mua viên thuốc uống một phát là xong, nhưng ở Pháp người ta không bán thuốc tùy tiện, trừ một số loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng thì ai cũng có thể mua, chứ riêng thuốc chữa bệnh thì nhất định phải có đơn bác sĩ. Bạn tôi phải gọi điện cho bác sĩ, ông ấy đến nơi, xoa bụng một cái, viết một cái đơn con con trong đó kê thuốc đầy bụng và một vài loại vitamin, rồi thu 50 Euros, tiếc đứt ruột.
Ngành Y luôn danh giá
Ngành Y luôn là ngành danh giá, và đáng để các bạn mơ ước và phấn đấu.
Bác sỹ ngày càng giàu hơn, ngày càng được ngưỡng mộ và kính trọng hơn, đơn giản là vì xã hội sẽ phát triển hơn, văn minh hơn.
Nhưng bên cạnh đó, các bạn cũng cần biết cái đau khổ của ngành, để mà xác định cho đúng, để không “gặp trần tục tan vỡ chiếc thuyền tình”.
Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn!
Thầy giáo Nguyễn Thành Nam
Xem thêm
Ai cũng thông minh, ai cũng có tài
Cách đây dăm năm chúng ta từng chứng kiến chuyện Hoa hậu Thu Thuỷ bị ném đá tơi bời vì...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK