MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Không gian sống
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Thời trang
    • Thế giới thời trang
    • Thương hiệu
    • Phong cách
    • Bí quyết mặc đẹp
    • Kinh doanh thời trang
    • Đồng hồ
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Khỏe / Đẹp / Thơm
    • Sức khỏe
    • Tập luyện
    • Râu & Tóc
    • Chăm sóc da
    • Mùi hương
    • Hình xăm
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh
    • Nghề nghiệp
    • Kiến thức
    • Kỹ năng
    • Phát triển bản thân
  • Phái đẹp
  • Thư viện
    • Sách hay
    • Góc nhìn xã hội
    • Bài học cuộc sống
    • Nghĩa là gì?
    • Những câu nói hay
    • Lời bài hát / Hợp âm
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
  • Phong cách sống
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Không gian sống
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Thời trang
    • Thế giới thời trang
    • Thương hiệu
    • Phong cách
    • Bí quyết mặc đẹp
    • Kinh doanh thời trang
    • Đồng hồ
  • Xe cộ
  • Công nghệ
  • Khỏe / Đẹp / Thơm
    • Sức khỏe
    • Tập luyện
    • Râu & Tóc
    • Chăm sóc da
    • Mùi hương
    • Hình xăm
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh
    • Nghề nghiệp
    • Kiến thức
    • Kỹ năng
    • Phát triển bản thân
  • Phái đẹp
  • Thư viện
    • Sách hay
    • Góc nhìn xã hội
    • Bài học cuộc sống
    • Nghĩa là gì?
    • Những câu nói hay
    • Lời bài hát / Hợp âm
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result

Trang chủ / Thư viện / Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Những tên gọi chính thức và không chính thức của Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử hào hùng dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.

Editor Tin Nguyễn
15/04/2022
in Thư viện
Quốc hiệu Việt Nam

Quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ thời nhà Nguyễn, do vua Gia Long đặt chính thức từ năm 1804. Nhưng theo nhiều nghiên cứu cái tên “Việt Nam” đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Bên cạnh đó còn rất nhiều điều thú vị khác về quốc hiệu nước ta bạn có thể khám phá ngay sau đây.

Khám phá: Những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Quốc hiệu Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có quốc hiệu chính thức là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng bạn có biết, trải qua hàng ngàn năm lịch sử hào hùng của dân tộc, nước ta đã từng có những tên gọi và quốc hiệu như thế nào? Đâu là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam? Đâu là quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Quốc hiệu Việt Nam

Bạn nên nhớ nhanh những tên gọi chính thức này:

  • Văn Lang
  • Âu Lạc
  • Vạn Xuân
  • Đại Cồ Việt
  • Đại Việt
  • Đại Ngu
  • Việt Nam

Văn Lang

Nếu không tính đến huyền sử chưa được xác thực, thì Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nước Văn Lang do Vua Hùng lập lên, có kinh đô đặt ở Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ bao gồm khu vực đồng bằng sông Hồng và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay.

Văn Lang tồn tại trong khoảng từ thế kỷ thứ 7 Trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên rồi bị thay thế bởi Âu Lạc.

Âu Lạc

Năm 257 Trước Công Nguyên, vua của nước Âu Việt là Thục Phán đánh chiếm được Văn Lang, sát nhập vào đất của mình, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội.

Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước đây cộng thêm vùng núi Đông Bắc Việt Nam và một phần Tây Nam Trung Quốc.

Khoảng năm 208 Trước Công Nguyên, một tướng cũ của nhà Tần là Triệu Đà tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Đông Hán. Sử cũ chép rằng, Hai Bà đã lấy được 65 thành trì ở các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố. Hai Bà xưng Vương, lập tên nước là Lĩnh Nam, đóng đô tại Mê Linh, ngày nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội.

Đến năm 43, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần 2.

Vạn Xuân

Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam thời kỳ nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602, kéo dài 58 năm, tổng cộng ba đời vua, trong đó có hai vua họ Lý và một vua họ Triệu cũng được tính gộp vào nhà Tiền Lý.

Đại Cồ Việt

Đến thời nhà Đinh, năm 968 vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm, trải qua 3 triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý cho đến năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.

Đại Việt

Đại Việt là quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam, dù bị gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời kỳ Bắc thuộc lần 4 (thuộc Minh). Bắt đầu từ năm 1054 kéo dài đến năm 1804, trải qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn phân tranh và Tây Sơn, tổng thời gian khoảng hơn 720 năm.

Đại Ngu

Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên ngôi và lập lên nhà Hồ (“ngu” tiếng cổ có nghĩa là “sự yên vui”). Sau khi nhà Hồ thất bại trước cuộc xâm lược của nhà Minh và nhà Hậu Lê dành lại độc lập cho nước ta thì quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.

Quốc hiệu Việt Nam

Việt Nam

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là Việt Nam. Ban đầu, vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt. Tuy nhiên, tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn và chính thức tuyên phong tên này từ năm 1804.

Trên thực tế, tên Việt Nam được ghi nhận đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (ghi chép về các đời ở Việt Nam) do Trạng nguyên Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều lần nhắc đến hai chữ “Việt Nam”.

Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), chẳng hạn ngay trong mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ văn đã có câu: “Việt Nam khởi tổ xây nền”.

Người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16 – 17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh… Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: “Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan” (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ “Việt Nam” kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).

Năm 1820, vua Minh Mạng đề nghị nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý muốn nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên, nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, nhà vua đơn phương công bố quốc hiệu Đại Nam vào ngày 15/2/1839 (một số tài liệu ghi 1838).

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là tên gọi của nước ta từ năm 1945 đến năm 1975. Quốc Khánh của Việt Nam chính là ngày thành lập của Nhà nước này, ngày 02/9/1945.

Trong suốt thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải đối đầu với các chính quyền do Pháp và Hoa Kỳ dựng lên là Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một chính thể ở miền Nam của Việt Nam tồn tại từ năm 1969 đến 1976. Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở là nhân dân miền Nam và những cán bộ Việt Minh được giữ lại miền Nam để chuẩn bị cho tổng tuyển cử thống nhất đất nước dự kiến được tổ chức năm 1957 theo hiệp định Giơnevơ.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có mục tiêu chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa để thống nhất đất nước. Ngày 30/4/1975, sau khi giải phóng miền Nam, toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối toàn vẹn.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ngày 02/7/1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Quốc hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính thức được sử dụng từ đó cho đến ngày nay.

Các tên gọi của Việt Nam không chính thức trong lịch sử

Theo Việt Nam sử lược, thì quốc hiệu đầu tiên trong truyền thuyết của người Việt là Xích Quỷ.

Nước Xích Quỷ do Kinh Dương Vương lập lên, có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc đến vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, không có chứng cứ khảo cổ để khẳng định sự tồn tại của nước Xích Quỷ. Có thể đây chỉ là một kiểu liên minh lỏng lẻo của các bộ tộc Việt. Giữa các bộ tộc này cũng có nhiều điểm khác nhau về ngôn ngữ, tập quán và địa bàn cư trú.

Nam Việt là quốc hiệu của nhà Triệu tồn tại tư năm 204 TCN đến năm 111 TCN. Tuy nhiên, tính chính thống của nhà Triệu còn là vấn đề gây tranh cãi. Đa số các sử gia hiện đại không coi nhà Triệu là một triều đại phong kiến của Việt Nam.

An Nam là danh xưng của người nước ngoài chỉ lãnh thổ Việt Nam trong một số thời kỳ. Nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc, nhà Đường đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc và một phần miền Trung Việt Nam ngày nay là An Nam đô hộ phủ.

Sau khi dành được độc lập, các vị vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc danh hiệu là An Nam Quốc Vương. Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam.

Điều này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945. Thời kỳ thuộc Pháp, An Nam là tên gọi chỉ lãnh thổ Trung Kỳ do Nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, người Pháp vẫn dùng danh xưng An Nam để chỉ người Việt nói chung ở cả 3 Kỳ. Nhiều khi từ này người Pháp dùng với ý miệt thị người Việt.

Tìm hiểu Sài Gòn và Singapore trước năm 1975 thực sự thế nào?

Các tên gọi nước Việt Nam thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, Nhật thuộc.

Trong phần lớn thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc gọi vùng lãnh thổ Việt Nam là Giao Chỉ hoặc Giao Châu, tổng cộng khoảng 682 năm. Thời kỳ Bắc thuộc lần 3, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, danh xưng này tồn tại 180 năm.

Trong khoảng 102 năm từ cuối thời Bắc thuộc lần 3 đến thời kỳ tự chủ của họ Khúc và thời kỳ độc lập của nhà Ngô, tên gọi của Việt Nam là Tĩnh Hải Quân. Mãi đến năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng mới đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Liên Bang Đông Dương là tên gọi 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia trong thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1887 đến 1954, tổng cộng 68 năm.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố xóa bỏ các hiệp ước với Pháp và thành lập chính phủ thân Nhật mới do thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế, Việt Nam vẫn nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản. Khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao lại chính quyền cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Tìm hiểu thêm: Bàn cờ thế giới đứng trước ngưỡng cửa thay đổi to lớn.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm trong chủ đề: Lịch sửViệt Nam

Bài viết nổi bật

Làm thế nào để người khác hiểu mình

Làm thế nào để người khác hiểu mình?

Không nhiều thì ít, chắc chắc đã có những lần bạn băn khoăn làm sao để người khác hiểu được...

Bài viết cùng chủ đề

Đường mòn Hồ Chí Minh
Thư viện

Phía sau đường mòn Hồ Chí Minh là một tầm nhìn

Nhà thờ lớn Milan 'Duomo di Milano'
Phong cách sống

Nhà thờ lớn Milan ‘Duomo di Milano’: kỳ quan kiến trúc di sản ở thánh đường lớn nhất nước Ý

Cầu Long Biên 1992
Ảnh

[Photo Story] – Việt Nam năm 1992

Tham nhũng ở Việt Nam
Mạng xã hội

Việt Nam ở đâu trong bức tranh tham nhũng toàn cầu?

Vì sao sư tử là biểu tượng của nhiều nước châu Âu
Thư viện

Vì sao Sư tử là biểu tượng của nhiều nước Châu Âu?

Fleming và Churchill
Thư viện

Sự thật câu chuyện về Alexander Fleming và Winston Churchill

Bài viết mới

Chân dung hot girl Trang Nguyễn “vợ iu” đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội

Monica Bellucci: Biểu tượng sắc đẹp và tài năng của nước Ý

Khi trái tim chọn yêu một người phụ nữ rực rỡ

Hành trình vô địch La Liga của Barca: Sự trở lại của gã khổng lồ

Khi trái tim trẻ thơ nhảy múa

Nghị lực từ trái tim người đàn ông

THỜI TRANG

  • Thế giới thời trang
  • Thương hiệu
  • Phong cách
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Kinh doanh thời trang
  • Đồng hồ
  • Trang sức
  • Phụ kiện
  • Giày

PHÁI ĐẸP

  • Chuyện phái đẹp
  • Người đẹp

SỐNG

  • Tâm sự đàn ông
  • Lối sống
  • Tâm lý học
  • Tình yêu
  • Không gian sống
  • Du lịch
  • Uống
  • Ẩm thực
  • Nhân vật

THỂ THAO

  • Bóng đá
  • Hậu trường thể thao

CƠ THỂ

  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc cơ thể
  • Chăm sóc da
  • Mùi hương
  • Râu & Tóc
  • Kiểu tóc nam
  • Hình xăm

VIDEO

ẢNH

GIẢI TRÍ

  • Đọc
  • Văn hóa
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Showbiz

GIA ĐÌNH

  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Nhà cửa
  • Món ngon mỗi ngày

XE CỘ

  • Ô tô
  • Motor / Xe máy
  • Đánh giá xe
  • Siêu xe
  • Du thuyền
  • Máy bay

CÔNG NGHỆ

  • Thiết bị công nghệ
  • Thủ thuật công nghệ
  • Khoa học

SỰ NGHIỆP

  • Kinh doanh
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Phát triển bản thân

THƯ VIỆN

  • Sách hay
  • Góc nhìn xã hội
  • Bài học cuộc sống
  • Nghĩa là gì?
  • Những câu nói hay
  • Status hay
  • Lời bài hát / Hợp âm
menback

© 2022 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Tạp chí Menback khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý
dmca_protected

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
×
Sale 50%

Add New Playlist

  • TRANG CHỦ
  • PHONG CÁCH SỐNG
    • Tâm sự đàn ông
    • Tâm lý học
    • Tình yêu
    • Hôn nhân & Gia đình
    • Không gian sống
    • Du lịch
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • THỜI TRANG
    • Thế giới thời trang
    • Thương hiệu
    • Phong cách
    • Bí quyết mặc đẹp
    • Kinh doanh thời trang
    • Đồng hồ
  • KHỎE / ĐẸP / THƠM
    • Sức khỏe
    • Tập luyện
    • Râu & Tóc
    • Chăm sóc da
    • Mùi hương
    • Hình xăm
  • XE CỘ
  • CÔNG NGHỆ
  • THỂ THAO
  • KINH DOANH ĐẦU TƯ
  • SỰ NGHIỆP
  • PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
  • THƯ VIỆN
    • Sách hay
    • Góc nhìn xã hội
    • Bài học cuộc sống
    • Nghĩa là gì?
    • Những câu nói hay
    • Lời bài hát / Hợp âm
  • PHÁI ĐẸP
  • VIDEO
  • ẢNH

© 2021 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Đề nghị ghi rõ Nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này. Liên hệ hợp tác: media@menback.com