MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
  • Phong cách sống
    • Xe cộ
    • Đồng hồ
    • Công nghệ
    • Thể thao
    • Du lịch
    • Không gian sống
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Văn hóa
    • Sách hay
    • Nghệ thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Giải trí
  • Gia đình
  • Sự nghiệp
    • Kinh doanh và đầu tư
    • Phát triển bản thân
No Result
View All Result
MENBACK – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống
No Result
View All Result

Trang chủ / Thư viện / Sao Mộc: khám phá vẻ đẹp ngỡ ngàng của sự chết chóc

Sao Mộc: khám phá vẻ đẹp ngỡ ngàng của sự chết chóc

Editor Tin Nguyễn
09/08/2021 - Cập nhật 26/06/2022
in Thư viện
Sao Mộc

Những bức ảnh chụp sao Mộc giống như những viên bi nhiều màu sắc đẹp đến mức ngỡ ngàng và vô cùng quyến rũ để chúng ta chơi. Nhưng đó là một sự lừa dối khủng khiếp bằng thị giác, bởi trông đẹp đến thế, nhưng đó là chết chóc.

Sao Mộc
Sao Mộc. Ảnh NASA.

Chúng ta đang quan sát hành tinh đẹp vô cùng trong hệ Mặt trời, sao Mộc (Jupiter), mà bằng mắt thường, vào các buổi tối trời quang mây, nhìn ra hướng Đông Nam, ta sẽ thấy nó, là một điểm sáng lấp lánh trên trời. Bên cạnh đó sẽ là một đốm sáng nhỏ hơn một chút, sao Thổ (Saturn), với những vành đĩa nổi tiếng của nó.

sao mộc

Hành tinh khí chết chóc

Sao Mộc là hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời và cũng là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời (thể tích khổng lồ của nó có thể chứa được 1300 Trái đất!). Sao Mộc là một hành tinh khí chứa chủ yếu là hydro và helium, trông đẹp đến thế, nhưng thực ra lại che giấu một sự nguy hiểm chết người: vì là hành tinh khí (trong khi Trái đất chúng ta là hành tinh thể rắn), nên sao Mộc không có bề mặt rắn. Bất cứ ai, vật gì, tàu vũ trụ nào hạ cánh xuống đây sẽ chìm sâu tới 60 nghìn km ngay tức khắc trước khi rơi đến lõi bằng đá của nó.

các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Mộc

Áp lực và nhiệt độ tăng nhanh có thể nghiền nát chúng ta trong nháy mắt. Tháng 12/1995, bộ phận thăm dò do tàu không gian Galileo thả xuống đã chứng minh điều này khi NASA thực hiện một sứ mệnh tự sát để tìm hiểu điều gì có thể xảy ra. Tàu thăm dò bị nghiền nát bởi áp lực cực lớn khi nó cách bầu khí quyển phía trên sao Mộc 150 km. Nhưng trước đó, nó đã gửi cho chúng ta rất nhiều thông tin đầy giá trị về khoa học.

bề mặt sao mộc

Để bay đến đấy, các tàu vũ trụ phải vượt qua khoảng cách hơn 600 triệu km trong 6 năm. Không nghi ngờ gì nữa, sao Mộc là đẹp đến sững sờ, và những vân xoắn của chúng là những chuyển động của những lớp khí dày đặc và vô cùng nóng. Những nhiễu loạn không khí trên bề mặt nó, những cơn bão xoáy tạo ra cái gọi là Vết đỏ lớn, rất nhiều màu sắc nhìn như vân đá đã khiến sao Mộc trông như một viên bi đẹp đẽ vô cùng.

hệ sao mộc

Nguồn gốc tên gọi của sao Mộc

Các nhà thiên văn cổ đại đã phát hiện được sao Mộc từ hàng nghìn năm trước. Người La Mã đặt tên hành tinh này theo tên của Jupiter, chúa tể của các vị thần. Tên gọi của nó trong tiếng Trung Quốc được đặt theo hành “mộc” trong ngũ hành. Nó là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt trăng và sao Kim (nó chính là sao Hôm và cũng là sao Mai đấy). 8 năm trước, người ta đã phát hiện ra có nước trong tầng bình lưu tập trung chủ yếu ở bán cầu nam của sao Mộc, chứng tỏ có nước trên hành tinh này, có lẽ do các sao chổi rơi xuống mang đến.

hình ảnh sao mộc

Hệ sao Mộc và các vệ tinh riêng

Hôm 5/8, NASA kỷ niệm tròn 10 năm ngày phóng lên không gian tàu vũ trụ không người lái Juno, với nhiệm vụ thăm dò và tìm hiểu về sao Mộc. Nó bay ròng rã đến tận tháng 7/2016 mới tới được quỹ đạo sao Mộc và bắt đầu công việc của mình. Nhưng nó không chỉ nghiên cứu sao Mộc mà còn thăm dò các vệ tinh của sao Mộc. Sao Mộc có tới 79 mặt trăng lớn nhỏ quay quanh và bản thân nó đã hoạt động giống như một hệ thống riêng, không khác hệ Mặt trời. Những mặt trăng ấy chỉ được thực sự phát hiện vào năm 1610, khi nhà khoa học người Italia Galileo Galilei nhìn thấy 5 mặt trăng của sao Mộc qua kính viễn vọng.

ảnh sao mộc

mặt trăng của sao mộc

khám phá sao mộc

Trước Juno, trong kỉ nguyên khám phá không gian, rất nhiều tàu vũ trụ đã bay qua sao Mộc hoặc bay quanh nó cho các sứ mệnh nghiên cứu, như các tàu Pioneer và Voyager 1 và 2 những năm 1970. Các tàu Voyager đã gửi về những tấm ảnh đầu tiên cho thấy các cơn bão lớn tạo ra Vết đỏ lớn quay ngược chiều với chiều quay của hành tinh. Những năm gần đây, NASA đưa đến Cassini, New Horizons. Trong những năm qua, Juno đã gửi về Trái đất rất nhiều ảnh chi tiết về bề mặt của sao Mộc, về cực quang sao Mộc và tìm hiểu khả năng có nước trên các vệ tinh của nó, như Io, Ganymede và Europa.

Xem thêm:

  • Hình ảnh Mặt trời choáng ngợp được chụp từ Trái đất
  • Tại sao Sao Hỏa lại có màu đỏ?

–
MENBACK.COM

Nguồn: Trương Anh Ngọc
Xem thêm trong chủ đề: Khám phá vũ trụKhoa họcThiên văn học

Bài viết nổi bật

cái tôi giống như một quả bóng bay

Cái tôi giống như một quả bóng bay

Hồi mới đi làm, tôi từng nghĩ mình giỏi. Một lời khen từ sếp, một cái gật đầu từ đồng...

Bài viết cùng chủ đề

Đi bộ ngoài không gian
Ảnh

[Photo Story] – Đi bộ trong không gian

Phân biệt các loại tàu chiến
Thư viện

Tìm hiểu và phân biệt các loại tàu chiến trên thế giới

Tại sao nước không cháy được
Thư viện

Đố bạn biết: Vì sao nước không cháy được?

khí quyển hình thành như thế nào
Thư viện

Khí quyển Trái Đất được hình thành như thế nào?

trái đất trong vũ trụ
Thư viện

Trái đất chỉ là một chấm cô độc trong bóng tối đang giãn nở của vũ trụ

Vì sao mặt trăng luôn đi theo chúng ta
Thư viện

Vì sao mặt trăng luôn đi theo chúng ta?

Bài viết mới

Tự do thực sự là gì?

Cảm hứng Trần Đình Long: Tay trắng dựng đế chế thép

Vì sao con người vẫn hút thuốc dù biết rõ tác hại của nó?

Phong cách đàn ông: Bí quyết để định nghĩa sự tự tin và nổi bật

12 kiểu quần dành cho nam giới hiện đại và sự khác biệt của chúng

Nên làm công ăn lương hay làm chủ: Lựa chọn nào sáng suốt?

“Chúng tôi tiên phong định hình bản sắc và truyền cảm hứng cho thế hệ đàn ông Việt Nam: trí tuệ, bản lĩnh, mạnh mẽ, phong cách, và giàu khát vọng dựng xây quê hương đất nước.”

  • Thời trang
  • Bí quyết mặc đẹp
  • Sức khỏe
  • Tập luyện
  • Chăm sóc & Làm đẹp
  • Phong cách sống
  • Xe cộ
  • Đồng hồ
  • Công nghệ
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Không gian sống
  • Sách hay
  • Nghệ thuật
  • Âm nhạc
  • Điện ảnh
  • Giải trí
  • Gia đình
  • Tình yêu
  • Hôn nhân
  • Nuôi dạy con
  • Sự nghiệp
  • Kinh doanh
  • Phát triển bản thân
PHÁI ĐẸP
THƯ VIỆN
VIDEO
ẢNH
#SERIES:
  • Cảm hứng từ Nhân vật
  • 30 ngày để trở thành người đàn ông tốt hơn
menback

© 2025 Menback – Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống.
Được phép chia sẻ bài viết, đề nghị ghi rõ nguồn: Tạp chí Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này.

Liên hệ hợp tác: media@menback.com

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions
  • Copyright
  • Góp ý

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
×
Sale 50%

Add New Playlist

  • TRANG CHỦ
  • THỜI TRANG
  • SỨC KHỎE & THỂ HÌNH
  • CHĂM SÓC & LÀM ĐẸP
  • PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
  • PHONG CÁCH SỐNG
  • XE CỘ
  • ĐỒNG HỒ
  • CÔNG NGHỆ
  • THỂ THAO
  • DU LỊCH
  • KHÔNG GIAN SỐNG
  • TÌNH YÊU
  • HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
  • VĂN HÓA
    • SÁCH HAY
    • NGHỆ THUẬT
    • ÂM NHẠC
    • ĐIỆN ẢNH
    • GIẢI TRÍ
  • KINH DOANH ĐẦU TƯ
  • SỰ NGHIỆP
  • PHÁI ĐẸP

© 2025 Menback - Tạp chí Đàn ông và Phong cách sống. Đề nghị ghi rõ Nguồn: Menback.com khi đăng lại nội dung từ website này. Liên hệ hợp tác: media@menback.com