Nếu không thể tưởng tượng một hình ảnh gì đó thì không phải lỗi của bạn, có thể là do hội chứng Aphantasia.
Đối với một số người thì hội chứng này sẽ giúp họ trả lời rất nhiều câu hỏi. Như anh Migael de Groot, một kỹ sư phần mềm bỗng nhiên nhận ra mình mắc Aphantasia và lập tức hiểu lý do vì sao bản thân có phần khác biệt với người khác.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn thì Aphantasia là hội chứng làm bạn khó có thể hình dung và tưởng tượng mọi thứ. Ví dụ như khi được yêu cầu nhắm mắt và tưởng tượng một ngôi sao, bạn có thể làm được ngay nhưng người mắc Aphantasia thì không thể.
Đối với Migael thì anh chỉ thấy số 1, kể cả hình dáng, màu sắc cũng không thể tưởng tượng ra. Mặc dù nghe có vẻ dễ hiểu nhưng việc xác định một người có bị aphantasia hay không là rất khó. Chúng ta không thật sự biết được người khác tưởng tượng thấy cái gì và ngược lại. Không có bất cứ cách đối chiếu trực quan nào để mô tả hình ảnh mà ai đó tưởng tượng trong đầu.
Phương pháp kiểm tra hội chứng Aphantasia
Hiện nay, để kiểm tra người nào đó có mắc Aphantasia hay không thì các chuyên gia sẽ sử dụng thí nghiệm “hai mắt đối đầu”. Đối tượng sẽ đeo một cặp kính 3D, một bên mắt có vòng tròn xanh và đường gạch ngang, một bên có vòng tròn đỏ với đường sọc dọc.
Trước khi đeo kính, họ sẽ được yêu cầu tưởng tượng ra một vòng tròn đỏ hoặc xanh. Nếu họ tưởng tượng được hình ảnh thì khi đeo kính sẽ thấy màu sắc họ tưởng tượng chiếm ưu thế, còn những ai mắc một bên mắt có vòng tròn xanh và đường gạch ngang; một bên có vòng tròn đỏ với đường sọc dọc.
Những ảnh hưởng của hội chứng Aphantasia đến cuộc sống
Như Migael de Groot thì anh có một số điều khác người, do ảnh hưởng trực tiếp từ việc mình không tưởng tượng được hình ảnh:
Anh rất ghét đọc sách vì khi đọc sách không có hình ảnh trực quan nào mà tất cả đều do mọi người tự hình dung. Khi đó đầu óc anh trống rỗng.
Mọi thứ đều phải được viết ra trên giấy hay trên bảng trắng vì đầu anh không thể tự làm việc này.
Anh bỗng nhiên hiểu ra vì sao khi đi học, các môn đòi hỏi sáng tạo, tưởng tượng luôn khiến anh không thoải mái. Cuối cùng anh chọn theo học kỹ sư phần mềm vì đây là ngành anh cho rằng phù hợp nhất.
Đôi khi gặp khá nhiều vấn đề liên kết với câu chuyện của người khác, ví dụ như khi nghe ai đó tả về một bãi biển đẹp, anh thường không thể hình dung ra.
Cách kiểm tra xem mình có mắc phải hội chứng Aphantasia không
Nhắm mắt lại và tưởng tượng đến một ngôi sao màu đỏ. Khi bạn mở mắt ra, hãy chọn con số tương ứng với bức tranh bên dưới mà bạn cảm thấy giống nhất với những gì mình thấy.
Bây giờ hãy so sánh kết quả:
- Nếu nó là số 1: Có thể bạn đã mắc phải aphantasia.
- Nếu bạn chọn số 2: Bạn có thể mắc phải một dạng anphatasia nhẹ.
- Nếu bạn chọn 3 hoặc 4: bạn có khả năng hình dung tốt như hầu hết mọi người trên thế giới.
- Nếu bạn chọn 5 hoặc 6: bạn có khả năng tưởng tượng rất mạnh và thậm chí có thể mắc phải hyperphantasia, một dạng hội chứng ngược với aphantasia.
Tuy nhiên bài test này chỉ tương đối, vì như đã nói ở trên thì aphantasia là hội chứng rất khó xác định và gần như chỉ có thể đến gặp chuyên gia mới có thể chắc chắn được.
Bài viết hữu ích
Đi “tắm rừng” để chữa lành những tâm hồn tổn thương
“Tắm rừng” (Forest Bathing) hay còn gọi là Shinrin-yoku, là một hình thức y học của Nhật Bản giúp con...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK