FOBO – “hội chứng khó lựa chọn”, hay “nỗi sợ còn có lựa chọn tốt hơn” lần đầu được giới thiệu trong cuốn sách Đừng sợ bỏ lỡ cuộc chơi bên cạnh khái niệm FOMO (Fear Of Missing Out – Nỗi sợ bỏ lỡ). Vậy FOBO là gì? Làm thế nào để vượt qua hội chứng FOBO, chúng ta cùng Menback tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Dấu hiệu của hội chứng FOBO
Chúng ta đang sống giữa quá nhiều sự lựa chọn. Mỗi sáng phải quyết định xem ăn phở hay ăn bánh mì, đến trường bằng Grab hay GoViet?
Khi quyết định mua một đôi giày hot mới, bạn mất vài giờ đồng hồ để tìm được mẫu mã ưng ý, rồi lại mất thêm vài giờ để tìm ra những cửa hàng uy tín, đọc hàng trăm bình luận, so sánh giá cả, phí vận chuyển, thời gian giao hàng… Lý do là bạn muốn mua được đúng mẫu giày mình thích với mức giá rẻ nhất, tại cửa hàng được đánh giá tốt nhất và thời gian giao hàng nhanh nhất.
Nhưng kết quả sau khi hoàn thành các bước trên, bạn có thể vẫn không đưa ra được quyết định cuối cùng!
Nếu bạn rơi vào tình huống tương tự, bạn đã mắc phải hội chứng FOBO rồi đấy!
FOBO là gì?
FOBO - viết tắt của “Fear of better options” là hội chứng sợ có sự lựa chọn khác tốt hơn. Đây là “trạng thái mà bạn không ngừng đi tìm tòi, nghiên cứu tất cả những lựa chọn có thể chỉ bởi vì bạn lo rằng mình sẽ bỏ lỡ lựa chọn "hoàn hảo nhất". Từ đó dẫn đến sự do dự, thiếu quyết đoán, hối tiếc và thậm chí là tụt giảm mức độ hài lòng."
Hiệu ứng FOBO (“Fear Of a Better Option”) được nhắc đến lần đầu bởi Patrick J. McGinnis – nhà văn, diễn giả, nhà đầu tư mạo hiểm đồng thời là tác giả của cuốn sách Đừng sợ lỡ cuộc chơi.
Nguyên nhân của hội chứng FOBO
FOBO xuất hiện từ việc con người luôn khao khát tối ưu hóa lợi ích của họ, tức là khi đứng giữa nhiều sự lựa chọn khác nhau, ta luôn muốn chọn được điều tốt nhất cho mình. Điều này vô hình chung dẫn đến tâm lý “biết đâu vẫn còn sự lựa chọn tốt hơn?”.
Do đó, bạn có thể mất rất nhiều thời gian chỉ để tìm kiếm cho mình sự lựa chọn tốt nhất nhưng cuối cùng vẫn chỉ là một vòng luẩn quẩn giữa “lựa chọn” và “những lựa chọn tốt hơn”. Thế nhưng, sự thật là ta không thể nào biết chính xác kết quả mà mỗi sự lựa chọn mang lại.
Cách thoát khỏi hội chứng FOBO?
Muốn đạt được điều tốt nhất là không sai, nhưng nếu cứ “sợ có sự lựa chọn khác tốt hơn” thì bạn đang tự mình phí phạm thời gian và sức lực của bản thân.
Thay vào đó, hãy học cách tin tưởng, chấp nhận và hài lòng với những quyết định của bản thân. Mỗi sự lựa chọn đều đều là một sự đánh đổi ngầm. Quan trọng là quyết định cuối cùng bạn đưa ra đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu mà bạn đặt ra chưa?
Không có lựa chọn nào là hoàn hảo nhất cả có chăng lựa chọn hoàn hảo nhất là lựa chọn phù hợp nhất tại một thời điểm và điều kiện nhất định. Vì thế, đừng chạy theo một tiêu chuẩn mơ hồ và cũng đừng hối hận vì một quyết định đã được đưa ra bởi mọi thứ đều xảy ra đều có lý do của nó.
Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick trình bày những cách thức để chế ngự cả trạng thái FOBO, như Xác định các nhiệm vụ ưu tiên, và Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt. Nhìn chung, bí quyết ở đây chính là Sự quyết đoán – Lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại. Nếu bạn kiên quyết trong lúc đánh bại FOMO và FOBO, bạn sẽ thoát khỏi những tiếng thì thầm trong đầu.
Bài viết hữu ích
Có nên sống thử trước hôn nhân?
Có nên sống thử trước hôn nhân là chủ đề đã được nói tới trong một thời gian dài. Sống...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails–
TẠP CHÍ MENBACK