Zaha Hadid Architects vừa giới thiệu NFTism, phòng trưng bày nghệ thuật ảo tại Art Basel Miami, khám phá kiến trúc và tương tác xã hội trong metaverse (vũ trụ ảo).
Phòng trưng bày có các thiết kế không gian do ZHA tạo ra, tập trung vào trải nghiệm người dùng, tương tác xã hội và bố cục “kịch nghệ”, kết hợp với MMO (trò chơi trực tuyến nhiều người chơi) và các dịch vụ công nghệ tương tác.
Kiến trúc ảo của phòng trưng bày được hỗ trợ bởi các công nghệ thiết kế tham số đã được thử nghiệm tại hiện trường để mang đến trải nghiệm mới cho người dùng, đặc biệt là hiện nay metaverse hỗ trợ các hình thức sản xuất văn hóa sáng tạo mới như nghệ thuật kỹ thuật số và bảo tàng nghệ thuật ảo.
Kết hợp công nghệ trong không gian ảo do ZHA thiết kế, JOURNEE đã phát triển phần mềm như một dịch vụ (SaaS) được xây dựng trên công nghệ MMO độc quyền, tối ưu hóa hiệu suất tích hợp với khả năng tương tác âm thanh-video.
Dự án tập trung vào các không gian mạng (cyberspaces) cho phép giao tiếp giữa con người với con người thông qua mạng máy tính. Công nghệ trò chơi điện tử MMO, cùng với mạng tốc độ cao và đám mây đã cho phép không gian mạng trở thành vũ trụ 3 chiều nhập vai, có thể được truy cập thông qua nhiều thiết bị đa dạng.
Không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu của công nghệ web-không gian làm nền tảng cho metaverse – một môi trường trực tuyến kết hợp các trải nghiệm không gian và tương tác của không gian mạng với việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và hình thành cộng đồng.
Phòng trưng bày ảo cũng có các thiết kế do Kenny Schachter ủy quyền trước đây, bao gồm Z-boat, Z-Car One, một chiếc bàn điêu khắc Belu và một chiếc ghế đẩu Orchis.
Cùng chiêm ngưỡng phòng trưng bày nghệ thuật trong vũ trụ ảo qua các hình ảnh dưới đây:
Xem thêm:
- Game Axie Infinity thực chất là gì? Có phải là lừa đảo?
- NFT và Play to earn là gì? Chơi game có kiếm tiền được không?
- Deep Web và Dark Web là gì? Có phải là nơi bất khả xâm phạm?