Nhìn vào con số ước đoán trên 90% các công ty khởi nghiệp hay các cặp hôn nhân không thành công, chúng ta cần phải nhìn nhận một điều gì đó.
Hôn nhân và khởi nghiệp: 90% thất bại
Thống kê ở các nước phát triển có tới 2/3 các cặp hôn nhân tan vỡ. Số còn lại có lẽ một nửa là chấp nhận dựa nhau, khoảng hai mươi phần trăm buông bản thân. Chắc chỉ khoảng 20-30% của số 30-40% đó là thực sự tạo dựng tốt quan hệ vững vàng.
Tức là, trong xã hội hiện đại, hôn nhân thành công cũng khó như khởi nghiệp. Chỉ khoảng 10-20% phát triển tốt sau 5 năm, và chỉ khoảng 3-5% có khả năng thành công.
Vấn đề chính của con người là họ đến với nhau như một bản năng sống, cộng với thúc ép xã hội mà không hề nhận ra hai thách thức lớn với ước mơ của mình:
1. Đàn ông muốn độc quyền thiết kế ước mơ, trong khi, đàn bà muốn độc quyền về trang trí và giữ gìn ngôi nhà lý tưởng theo cách suy nghĩ của riêng họ;
2. Áp lực cuộc sống hiện đại trong các bối cảnh mưu sinh khác nhau, làm cho mỗi người thức tỉnh tâm linh ở một mức độ và tầng cấp khác nhau.
Vì vậy, nếu không nhận thức được áp lực cuộc sống, cùng với hai thách thức ở trên, thì thất bại sẽ là thường trực.
Hôn nhân: đã rách, thì đừng vá
Tình cảm chứ có phải cái áo đâu, cũ thì thay, rách thì vá? Cả một trời cảm xúc rồi...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read moreThứ nhất, về tâm lý, không ý thức được tính xã hội, nhu cầu tự nhiên, sự tác động hai mặt của áp lực gia đình, sẽ rơi vào thái cực cảm tính: 1. đầy hy vọng và niềm tin, hoặc 2. quá thận trọng, sợ hãi, đến khi các cơ hội và quỹ thời gian đã hết. Cả hai đều không hay ho gì.
Thứ hai, về tri thức và hệ giá trị, bước vào một mối quan hệ mà mỗi bên muốn áp đặt luật chơi riêng, giữ chặt không gian riêng, thiếu sự cởi mở, giao tiếp thấu hiểu, tự khép mình đóng kín trong lý tưởng hoặc tham vọng, thì sẽ không có sự gắn kết của tinh thần và tri thức. Nên khi gắn kết sinh học suy giảm, mối quan hệ sẽ trở thành gánh nặng của hai bên. Tri thức hiểu biết về quan hệ, về xây dựng quan hệ, nhận thức tình huống tâm lý, và các phương pháp giải quyết tích cực, trở thành một phần không thể thiếu với quan hệ hôn nhân, hay xây dựng tổ chức doanh nghiệp.
Thứ ba, về sự trưởng thành, cuộc sống tốc độ và áp lực, muốn giữ quan hệ, thì phải quan tâm cả tốc độ và xu hướng trưởng thành của nhau. Nếu không sẽ bị rơi vào hội chứng lạc nhau như trên sân ga. Điều này cũng giống như sự đồng điệu trong doanh nghiệp: đối thủ mạnh không sợ bằng đồng đội lệch pha.
Tương lai tôi cho rằng đào tạo trường học chỉ chiếm 30%. Còn đào tạo tại doanh nghiệp sẽ chiếm 70%. Do mỗi doanh nghiệp sẽ theo đuổi nhóm khách hàng, trình độ công nghệ, và chất lượng dịch vụ, cũng như đời sống hệ sinh thái tổ chức khác nhau, cần một hệ thống kiến thức đồng nhất và chuyên biệt riêng. Còn các công việc kiểu như bán hàng, kế toán viên, hành chính, thì có thể chọn người rồi đào tạo 3-6 tháng trên công việc on-job training, sẽ nhanh và hiệu quả hơn với người đã đi học 4 năm ra trường lơ ngơ, mà có khi khó đào tạo lại.
Thời gian trước, có nhiều người đã chê ý tưởng phải có chứng nhận đủ điều kiện kết hôn. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào con số ước đoán trên 90% các công ty khởi nghiệp hay các cặp hôn nhân không thành công, thì hai trò này đang gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Đầu tư lớn mà tỷ lệ thất bại cao, nên học hỏi là tất yếu. Chứng chỉ của sự chuẩn bị khởi nghiệp hay hôn nhân, không hề là ý tưởng tệ.
Vậy nên, nếu chưa có chứng chỉ, tất nhiên không phải kiểu chứng chỉ của bộ ban ngành nào (nếu có thì nên là của các tổ chức tự nguyện xã hội), thì hãy chủ động trang bị nhận thức để hạn chế hồ đồ đổ vỡ hay sợ hãi đến mất hết cơ hội.
Dù sao chúng ta cũng chấp nhận là tỷ lệ thành công không cao, thất bại sớm, có kiểm soát, đôi khi cũng là thành công. Quan trọng nhất là luôn phải học, tự học nhanh, với ý chí và một thái độ chủ động.
Ba điều quan trọng cần rút ra để không thất bại:
1. Chấp nhận thách thức, không sợ hãi, coi thách thức là cơ hội phát triển.
2. Luôn học hỏi để thích ứng, duy trì và phát triển theo các mục đích cuộc sống và doanh nghiệp.
3. Luôn có nguyên tắc và hệ giá trị cốt lõi mạnh mẽ cho mối quan hệ, cả hôn nhân lẫn doanh nghiệp.
Theo chuyên gia Đỗ Tiến Long
Xem thêm
Self-help là gì? Self-help ‘độc hại’ ở Việt Nam? Có nên đọc sách self-help?
Ý nghĩa của self-help nằm trong chính cái tên của nó, self là bản thân và help là sự tự...
Read more