Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều đến Lý thuyết trò chơi, người ta có thể áp dụng nó vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhưng chưa có nhà khoa học nào công khai áp dụng lý thuyết trò chơi vào tình ái.
Tuy nhiên, sau khi xem xong bộ phim Don Jon – Chàng sở khanh tốt số, tôi lại có cái suy nghĩ review bộ phim này theo lý thuyết trò chơi trong tình ái và mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn.
Review phim Don Jon – Chàng sở khanh tốt số
Trong Don Jon, nhân vật chính là một anh chàng trẻ tuổi, đẹp giai, sở hữu một thân thể cường tráng, do chịu khó rèn luyện thân thể. Nhưng có một điểm trừ đó là rất thích xem phim khiêu dâm và thường xuyên quay tay.
Quan điểm cá nhân của tôi thì đây không phải là điểm trừ, và đối với các quý ông mà nói thì chuyện này không hẳn xấu. Tuy nhiên, đối với các bà các cô thì (đặc biệt là các cô – gái nhà lành) thì có vẻ điều này không được mỹ quan cho lắm, có người còn cho đó là bệnh hoạn.
Logic của họ đơn giản là có bạn gái và đã làm tình với bạn gái thì không có lẽ gì mà phải quay tay – chả nhẽ hàng thật lại không bằng xem phim và quay tay?
Don Jon, chàng trai nhân vật chính của chúng ta coi mọi phụ nữ chia làm hai đối tượng, đó là loại có thể làm tình được và loại không thể.
Đối với loại phụ nữ có thể làm tình, Don Jon sẽ tìm mọi cách để đưa nàng lên giường càng nhanh chóng bao nhiêu càng tốt. Mọi việc khác như đưa nàng đi mua sắm, gặp gỡ người thân, bạn bè… của đối tượng chỉ là thủ tục, là bước foreplay trước khi đạt được mục đích là lôi nàng lên giường.
Nhân vật chính thứ hai là cô gái xinh đẹp với bộ mặt khả ái và cơ thể với vô số đường cong quyến rũ. Nhưng trái với vẻ ngoài hiện đại và phóng khoáng, cô nàng lại mong muốn đối tượng của mình phải nghiêm túc trong chuyện tình cảm, nàng muốn việc phiêu lưu tình cảm phải có kết thúc có hậu với việc đám cưới diễn ra tại nhà thờ, với sự chúc phúc của người thân bạn bè…
Nhân vật thứ ba là một góa phụ thiếu thốn hơi đàn ông và đang ở cái tuổi đỉnh điểm của những khát khao. Cô mới trải qua một sự kiện đau buồn là ông xã và cậu con trai mới qua đời trong một tai nạn giao thông.
Cả ba tham gia vào cuộc chơi phiêu lưu tình ái với những mục đích riêng và mỗi cá nhân tìm mọi cách tối đa hóa lợi ích của mình.
Bằng các tình huống trong phim tạo ra, các nhân vật phải thể hiện các hành động mang tính chiến thuật để nắm bắt được các hành động trong tương lai của các người chơi khác trong cùng một môi trường. Họ phải lựa chọn các hành vi tối ưu bằng cách so sánh những gì phải bỏ ra và những gì thu lại được.
Trong phim, cuối cùng cô gái là người phải bỏ cuộc vì mục đích của nàng sẽ không đạt được khi đối tượng chính của cô có những hành động, mà theo logic của cô là không đảm bảo cho cô đạt được kết cục được mặc váy trắng phủ khăn, đứng trong nhà thờ và mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ.
Chi tiết khá thú vị trong phim là đoạn sau một thời gian tạm chia tay, sau khi cãi vã với nhau về việc anh chàng Don Jon vẫn tiếp tục xem phim khiêu dâm khi cô gái đã cảnh báo.
Giống như những cuộc chia tay không thể hàn gắn, họ có quá nhiều khác biệt, tuy nhiên những khác biệt này đều có thể được xóa nhòa nếu anh chàng Don Jon biết cách xoa dịu cô gái bằng cách quan tâm hơn đối với cô – cô ta mong chờ ở chàng trai điều này.
Nhưng có thể do còn trẻ và cộng với mục đích của anh chàng chỉ là vấn đề về tình dục, do đó chàng trai xử sự theo cách tự nhiên như bao chàng trai khác và đã không níu giữ được cô gái.
Các cụ nói “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”, chàng trai và cô gái đối diện với nhau vô duyên bao nhiêu thì đối với nhân vật thứ ba – Góa phụ – lại hữu duyên bấy nhiêu.
Rất nhanh chóng, chàng trai lạc vào cuộc chơi của góa phụ thấm đẫm sắc màu của dục tình, trong cuộc chơi này chàng trai gần như đạt được mục đích của mình mà không phải theo bất cứ yêu cầu nào khác giống như cuộc chơi trước.
Kết luận:
Thế giới ngày nay ngày càng trần trụi, không còn những tình yêu kiểu Platonic Love như chàng Romeo và nàng Juliet ngày xưa, tình yêu luôn đồng hành cùng tình dục, yêu nhau thì nên/phải quan hệ tình dục với nhau.
Nhịp sống ngày càng gấp gáp, những người trẻ bây giờ không có thời gian cho những mơ mộng dài dòng, khẩu hiệu của họ luôn là “nhanh như điện, tiện như quần thun”, loại bỏ dần những gì họ coi là rườm rà mà đi thẳng đến mục đích.
Tuy nhiên, thực ra cuộc sống thú vị lại không phải là đạt được mục đích hay không, mà nó thú vị ở chính con đường chúng ta tiến tới mục đích ấy.
Hay nói cách khác những phương tiện để đạt được mục đích mới định nghĩa chính anh, chứ không phải là mục đích. Bởi vì mục đích cuối cùng đang đợi chúng ta chỉ là nấm đất giữa cánh đồng hoặc trong nghĩa trang mà thôi.
Tác giả: Thợ Đời
Lý thuyết trò chơi đã có từ rất lâu trước khi được John Von Neuman – một nhà toán học người Hoa Kỳ gốc Hung Gia Lợi mô hình hóa và được Hoa Kỳ áp dụng trong quân sự thời chiến tranh lạnh. Sau này được Robert Aumann – Một nhà toán học người Hoa Kỳ gốc Do Thái phát triển cùng với Thomas Schelling – Giáo sư kinh tế giảng dạy tại đại học Harvard áp dụng vào kinh tế, cả hai ông được nhận giải Nobel kinh tế năm 2005 do Học viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao tặng. Có rất nhiều nhà khoa học đã tham gia nghiên cứu về lý thuyết trò chơi, ví dụ như John Nash – Nhà toán học thiên tài bị bệnh tâm thần phân liệt mà bộ phim A Beautiful Mind (Một tâm hồn đẹp) là để kể về cuộc đời ông. Đóng góp của ông trong lý thuyết trò chơi chính là “Cân bằng Nash". Từ đây người ta có thể áp dụng lý tuyết trò chơi vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có thể áp dụng vào tính ái.
Xem thêm
–
TẠP CHÍ MENBACK