Bước Chân An Lạc (Walk With Me) là bộ phim tài liệu về thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai.
Bộ phim tài liệu này không hề có kịch bản, cốt truyện nhất định nhưng lại đầy tính gợi mở, được xem như một chỉ dẫn tham khảo cho tâm hồn mỗi người trên con đường tìm thấy hạnh phúc, cũng như một sự thực tập chánh niệm đối với những người làm phim lẫn khán giả.
Bước Chân An Lạc mất đến ba năm để được hoàn thành. Những thước phim tĩnh lặng, đẹp một cách trong trẻo, thanh âm của cuộc sống, cùng lời dẫn chuyện trích từ tác phẩm Nẻo Về Của Ý qua giọng đọc truyền cảm của nam tài tử Benedict Cumberbatch đưa khán giả vào một trải nghiệm thật đặc biệt và đầy thiền vị.
Khán giả theo bước chân của thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai trong nhiều chuyến hoằng pháp, những câu chuyện thường nhật và được dẫn dắt để hướng tới chánh niệm.
Hành trình được ghi lại một cách chân thực, không theo một trình tự nhất định. Kịch bản, diễn xuất, dàn dựng, kỹ xảo… không còn là những yếu tố quan trọng.
Bởi đây là bộ phim được thực hiện để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của cuộc sống, của thiên nhiên, của nụ cười, của hạnh phúc và của sự tĩnh lặng.
Và đôi lúc ở giữa những thước phim đó, có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi của những thiền sinh lẫn của khán giả. Đó là những giọt nước mắt của sự thức tỉnh.
Ngay cả đạo diễn Marc J. Francis cũng chia sẻ:
“Chúng tôi phải thực tập không bị ràng buộc vào kết quả làm phim. Bởi chúng tôi không bao giờ biết được điều gì sẽ diễn ra mỗi ngày”.
Đối với đạo diễn Max Pugh, 10 năm trước, người em trai của anh đã từ bỏ tất cả tài sản để xuất gia làm tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Làng Mai. Max Pugh sau đó đã mời Marc J. Francis hợp tác, và bộ phim ra đời.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về tình yêu và hạnh phúc hôn nhân
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về tình yêu và cách yêu thương, vun đắp hạnh phúc cho cuộc sống...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetailsCơ hội được tiếp cận và đồng hành cùng các thiền sư trong các chuyến hoằng pháp cũng đã thay đổi cuộc đời vị đạo diễn theo nhiều cách khác nhau.
Chính sự thực tập lắng nghe sâu và chia sẻ đã giúp Max Pugh có cảm hứng để làm việc hết lòng, tìm ra những cách thể hiện hay nhất những thước phim của mình.
Suốt 3 năm ròng thực hiện bộ phim, Max Pugh và Marc J. Francis ghi lại những thước phim chân thực. Mỗi thiền sư mang đến một câu chuyện khác nhau.
Nhiều lớp người đã đến Làng Mai với khát khao tìm ý nghĩa cuộc sống. Có người tìm đến thiền để thoát khỏi đau khổ. Có người thiền dẫn để giúp đỡ những người khác vượt qua trắc trở trong cuộc sống. Có người ở lại nhưng cũng có người đi.
Đây là lẽ thường. Vì chánh niệm vốn không phải là lối đi được vạch sẵn, không phải cứ thực tập chính xác theo từng lời chỉ dẫn thì sẽ tìm được hạnh phúc. Mà mỗi người phải tự biết đặt câu hỏi về hạnh phúc cho riêng mình.
Bộ phim bắt đầu với những giọt nước mắt, và kết thúc bằng nhiều nụ cười bừng sáng và những bước chân chậm rãi, an định. Cuộc đời của một cộng đồng thiền sinh được khắc hoạ một cách rõ nét.
Đó là những người quyết tâm từ bỏ của cải vật chất đời thuờng, cùng hướng tâm về một đời sống tâm linh, cùng thực hành pháp chánh niệm của Phật giáo.
“Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình”.
Lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong phim sẽ khiến cho trái tim của nhiều khán giả phải chậm lại một nhịp để cảm nhận rõ sự tĩnh tại trong tâm hồn mình, để chúng ta suy ngẫm và nhận ra hạnh phúc thật sự đang ở bên ta, tại đây và ngay lúc này.
Hạnh phúc không phải là đích đến. Hạnh phúc vốn dĩ đã luôn ở xung quanh ta khi chúng ta biết cách an tĩnh.
Hạnh phúc là khi chúng ta biết trân trọng và biết ơn những gì mình được ban tặng thay vì đòi hỏi thêm nữa, là khi ta cảm nhận được hơi thở qua từng tế bào.
Hạnh phúc là những điều bình dị ở trong ta, quanh ta, gạt mọi sân si, bon chen ra sẽ thấy.
Có một cảnh phim trong Bước Chân An Lạc khiến tôi ấn tượng sâu sắc. Đó là khi một cô bé đặt ra câu hỏi về chú chó con vừa qua đời.
“Cháu có một con chó con, và khi con chó chết, cháu đã rất buồn. Và cháu không biết làm thế nào để không buồn như vậy”.
Câu hỏi của cô bé tám tuổi tưởng chừng như đơn giản. Nhưng Thầy lại nói “Đây là một câu hỏi rất khó”. Bởi câu hỏi đơn sơ này gần như gói gọn tất cả nỗi sầu nhân thế. Chúng ta chỉ cảm thấy hạnh phúc khi “có được” và đau khổ khi bị “mất đi”. Và có lẽ không gì đau khổ hơn khi người mà ta yêu thương nhất không còn nữa.
Trả lời cho câu hỏi của cô bé tám tuổi, thiền sư kể câu chuyện đầy tính ẩn dụ về sự hoá thân với nhân vật chính là đám mây.
“Giả dụ, cháu nhìn lên bầu trời và cháu nhìn thấy một đám mây đẹp. Cháu thích đám mây rất nhiều. Đột nhiên đám mây không còn ở đó. Cháu nghĩ rằng đám mây đã qua đời… Nếu cháu có thời gian để suy nghĩ và nhìn, cháu sẽ thấy rằng đám mây không qua đời. Mây đã trở thành cơn mưa. Khi cháu nhìn mưa, cháu sẽ thấy đám mây của cháu. Khi cháu uống trà một cách chậm rãi, cháu có thể nhìn thấy mưa và đám mây của cháu trong tách trà. Và nếu cháu nhìn rất sâu sắc, cháu có thể thấy con chó trong một hình thức mới của nó”.
Nghe xong câu chuyện, cô bé nhoẻn miệng cười – một nụ cười trong trẻo và hồn nhiên như rất nhiều nụ cười khác xuyên suốt 90 phút của bộ phim. Đó là nụ cười mà chúng ta chỉ có thể có được khi đang an cư trong chính ngôi nhà của tâm hồn mình và giác ngộ được nhiều điều.
Cảnh phim này còn khiến tôi đặc biệt nhớ đến lời căn dặn của Thầy Thích Nhất Hạnh:
“Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hoả táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu vào lúc 0h ngày 22/01. Nhưng nếu chúng ta nhìn một cách chậm rãi và sâu sắc, chúng ta có thấy Thầy trong một hình thức mới bởi thầy vẫn đang sống và đang có mặt khắp mọi nơi.
Xem thêm:
- Kinh Vệ-đà (the Vedas) và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) là gì?
- 5 triết lý Áo Nghĩa Thư cốt lõi chúng ta có thể học hỏi ngày nay
- Ý nghĩa những khái niệm cơ bản của thế giới tâm linh
- Đừng để tắt ngọn đèn thiện tâm bên trong con người mình
- ‘Tu trong mọi hoàn cảnh’ – Lời dạy của Thiền sư Thích Thanh Từ
- 16 lời dạy sâu sắc nhất của thiền sư Ajahn Chah