Hiệu ứng Odagiri để ám chỉ việc bạn xem một chương trình truyền hình hoặc bộ phim chỉ vì bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của diễn viên nam thay vì nội dung. Hiệu ứng này thường gặp ở phụ nữ và những người đồng tình nam.
Đã bao giờ các bạn ngồi xem những bộ phim có chủ đề úm xì la ba bùm hổng ai hiểu hay không phải gu của mình nhưng vẫn cày không sót tập nào vì anh diễn viên nam quá đẹp trai chưa? Nếu câu trả lời có thì đừng buồn, vì bạn không phải người duy nhất rơi vào hiện tượng này đâu. Rất nhiều người cũng như bạn và còn có tên cho hiện tượng này, đó là hiệu ứng Odagiri.
Hiệu ứng Odagiri là gì?
Hiệu ứng Odagiri là một hiện tượng truyền hình trong đó một chương trình thu hút một lượng khán giả nữ lớn hơn mong đợi do chương trình có các nam diễn viên hoặc nhân vật nam hấp dẫn.
Hiệu ứng này được lấy từ tên của nam diễn viên Nhật Bản Joe Odagiri, sau khi tài tử này có mặt trong loạt phim dành cho trẻ em Kamen Rider Kuuga. Tuy nhiên, nhà sản xuất nhận ra đối tượng xem phim này không chỉ dừng lại ở trẻ em từ 4 -12 tuổi nữa, mà còn có một lượng lớn phụ nữ ở độ tuổi 30.
Thuật ngữ “hiệu ứng Odagiri” bắt nguồn từ Kamen Rider Kuuga, một chương trình nhắm tới đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, các nhà sản xuất của chương trình đã phát hiện ra rằng chương trình đang thu hút được hai nhóm khán giả lớn: trẻ em có độ tuổi từ 4 đến 12, đối tượng mà chương trình ban đầu muốn nhắm tới; và phụ nữ có độ tuổi khoảng 30. Chương trình đang thu hút cả các bà mẹ của những đứa trẻ, những người bị hấp dẫn bởi nam diễn viên chính Joe Odagiri.
Hóa ra là vì các bà các mẹ các chị quá mê vẻ ngoài điển trai của Odagiri nên cũng cày miệt mài, giúp phim thu hút được một lượng khán giả lớn hơn mong đợi và đưa sự nghiệp của nam diễn viên bay như diều gặp gió.
Sau chương trình này, Odagiri tiếp tục tiến lên sự nghiệp cao hơn, trong khi series tiếp sau, Kamen Rider Agito đã cố gắng tạo lại hiệu ứng này bằng cách đưa vào ba nam diễn viên chính điển trai. Một lần nữa, chương trình lại thu hút lượng lớn khán giả nữ, mặc dù các khán giả lâu năm, chủ yếu là đàn ông, lại không thích.
Nhưng hiệu ứng Odagiri không chỉ gói gọn trong bộ phim này. Hiệu ứng Odagiri còn được sử dụng rộng rãi trong anime, điển hình là những anime có nội dung thể thao và idol. Một lượng lớn người xem các tác phẩm này là phụ nữ hay cả số ít đồng tính nam.
Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong các bộ phim Âu Mỹ như Sherlock, The Night Manager hay 50 Shades of Grey khi phim có một lượng fan nữ khổng lồ nhờ vào vẻ ngoài quá hấp dẫn của diễn viên nam chính.
Tác động của hiệu ứng Odagiri?
Hiệu ứng Odagiri được cho là có cả tác động tích cực và tiêu cực. Trong khi các chương trình như vậy thu hút được lượng khán giả lớn hơn, một số nhà phê bình cho rằng họ đang “chơi an toàn” và: “Những hành trình biến đổi tiêu cực của nhân vật về chấn thương hay thiếu tinh thần thể thao được giải quyết nhanh và gọn, và cho dù tình bạn vẫn còn đó, những câu chuyện tình cảm phụ lại không thấy đâu. Không thể chấp nhận rủi ro khi loại bỏ bất kì nhóm đối tượng khán giả nào, nên các chương trình lại tránh nói về những chủ đề phức tạp.”
Một tác động tích cực khác của hiệu ứng Odagiri đối với các nhà sản xuất anime là những người hâm mộ nữ có khả năng chi tiêu cao hơn, có nghĩa là họ có khả năng cao hơn mua các món đồ có liên quan tới series.
Cũng có một số ý kiến cho rằng hiệu ứng này đang cho thấy sự phân biệt giới tính trong quá trình sản xuất chương trình. Các lý do được đưa ra bao gồm hiệu ứng tương tự mà trong đó đàn ông cũng bị thu hút bởi các chương trình truyền hình có các nữ diễn viên hoặc nhân vật hấp dẫn sẽ được bình luận một cách khác hẳn. Họ cũng cho rằng hiệu ứng này cho thấy đang không có đủ các chương trình được sản xuất dành cho phụ nữ.
Xem thêm:
- Post Series Depression (PSD/Lậm phim): vì sao bạn thấy buồn sau khi xem hết một bộ phim?
- 5 bộ phim đáng mong đợi nhất trên Netflix tháng 8/2021
- Top 10 bộ phim hay nhất của Lee Byung Hun
–
MENBACK.COM