Sự tức giận không chỉ tác động đến tâm trí mà còn làm ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Vì sao lại như vậy?
Các viện nghiên cứu về tâm lý học đã tìm ra vài yếu tố tác động đến cân nặng, trong đó có sự tức giận.
Bạn càng tức, bạn càng thèm ăn.
Sự tức giận không chỉ biểu hiện trong trạng thái cảm xúc, mà còn tác động đến quá trình hóa học trong cơ thể chúng ta. Khi chúng ta tức giận, Adrenaline được giải phóng. Cơ chế này kích hoạt phản ứng “chiến-hay-chạy” là một phản ứng tăng nhạy cảm quá độ.
Sau đó thì mức Adrenaline sẽ giảm xuống, lúc này chúng ta sẽ cần bù năng lượng và bắt đầu thèm ăn. Lúc này chúng ta sẽ ăn theo cảm xúc, và chúng ta luôn muốn ăn nhiều hơn 1 món (thường là những món nhiều vị ngọt, béo), và tạm quên đi loại thức ăn hoặc có gây béo hay không!
Lúc này bạn đã bị cảm xúc chiếm hữu.
Đồ ăn giúp xoa dịu cơn tức giận
Khi tức giận, chúng ta có xu hướng tìm đồ ăn để cảm thấy được xoa dịu.
Đây là một phần của quá trình tiến hóa. Khi đứa trẻ khóc, người mẹ chủ yếu cho bú như một cách để dỗ dành, ngay cả khi trẻ không đói. Điều này được khắc sâu trong vô thức của đứa trẻ. Và khi trưởng thành, chúng coi việc ăn uống như một cách để được xoa dịu khi tức giận hay buồn bã, lo lắng.
Cơ thể ra tín hiệu tích mỡ khi bạn tức giận
Lúc bạn không thấy đói và tức giận quá mức cũng có thể khiến bạn tăng cân.
Một số người không cảm thấy muốn ăn bất cứ thứ gì khi họ tức giận. Và điều này lại dẫn đến tăng cân. Về cơ bản, khi bạn bỏ đói, cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến não của bạn rằng nó cần tích trữ năng lượng để sử dụng sau đó. Do đó, cơ thể bạn bắt đầu tích trữ năng lượng (tích mỡ), phần lớn tích tụ ở bụng dưới và cánh tay của bạn.
Giận dữ khiến tim bạn đập nhanh hơn. Và nếu bạn thực sự nóng tính, thì bạn nên luôn thủ sẵn một chai nước. Hãy uống nước bất cứ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy tức giận để kiểm soát nhịp tim và giữ bình tĩnh. Việc này tốt cho mọi hoàn cảnh, từ bên ngoài đến bên trong cơ thể chúng ta.
Nếu cá nhân bạn thật sự gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận, lời khuyên là bạn nên tìm và tham vấn ý kiến của các bác sĩ tâm lý nhé.
Tìm hiểu: Giảm mỡ từng phần có thực hiện được không?
–
MENBACK.COM