Hãy cùng bàn về mối quan hệ giữa các thương hiệu thời trang và người nổi tiếng qua chia sẻ từ blogger Trí Minh Lê.
Travis Scott đã bắt đầu phải đối mặt với vụ việc đang hủy hoại những gì mà nam rappers xây dựng trong nhiều năm tại buổi trình diễn Astroworld tại Houston. Những vụ kiện tụng nổ ra, những buổi trình diễn bị dừng lại và gần đây Nike cũng dừng việc phát hành những đôi sneaker hợp tác với Travis Scott – tương tự với Dior. Bản hợp tác “Cactus Jack” x “Dior” đã bị hoãn vô thời hạn khi mà số người thương vong trong vụ việc này lên con số 10.
Tín đồ thời trang hay nói về những “Mối tình” cơ duyên xảy ra các thương hiệu thời trang, thương hiệu giày dép – từ cao cấp đến tầm trung, từ thị trường đại chúng đến thị trường riêng biệt. Nào là: “Ôi, mối tình này bắt đầu chớm nở. Ôi coi kìa, người mình thần tượng đang diện đồ thương hiệu A,B,C này này nọ nọ. Tình yêu này thật đẹp, thật đáng tự hào” hay “Hợp thế nhỉ. Đúng là sinh ra để dành cho nhau. Ôi mối lương duyên này, đúng là đại sứ thương hiệu/ đại sứ hình ảnh blah blah…”
Mối lương duyên này, cái sự tình yêu đẹp đẽ này mình xin phép được gọi là “Ăn bánh trả tiền” – một mối quan hệ đầy tính thực dụng. Giống như ai? Giống như Thúy Kiều bị bán cho Lầu Ngưng Bích với giá ngàn lượng vàng. Đây không phải là tình yêu, đây là sự “Ăn bánh trả tiền”.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở trên cả quy mô thế giới, celebrity endorsement (Hay chúng ta hay gọi thân thương là book KOLs mặc đồ, quảng bá đồ ấy) được coi là một trong những phương pháp marketing hiệu quả nhất, thu hút được nhiều chú ý của thị trường nhất – tạo ra các doanh số khổng lồ trong bối cảnh thời trang “quá nhanh và quá nguy hiểm”.
Endorsement không phải chỉ là rộ lên ở gần đây – phương pháp này đã được áp dụng rất lâu trên không chỉ nền công nghiệp thời trang mà rất nhiều mảng khác. Thử nhìn lại mà xem – các ngôi nhà thời trang lớn đều gắn liền tên tuổi của bất kỳ một ngôi sao minh tinh nào đó.
Có chăng khác rằng – KOLs hiện nay đã mở rộng hơn nhiều lĩnh vực (Không chỉ cứ nhất thiết là trên màn ảnh, sân khấu, ca nhạc) – mà giờ chỉ cần là 1 hot Instagram, 1 hot Facebook, các platform social và maybe là 1 hot tiktoker.
Các bạn tưởng làm “Đại sứ thương hiệu”/ “Đại sứ hình ảnh” là oai lắm hả? Đúng – nhưng đồng nghĩa là bản thân các bạn phải chịu chi phối của thương hiệu đó, hình ảnh xuất hiện/ đồ mặc/trang phục. Tất tần tật phải theo điều khoản của Hợp đồng, điều luật – sai là ăn hết đó các bạn. Sai là phải đền tiền tỉ đó.
Nói trắng ra việc làm “Đại sứ thương hiệu” cũng chỉ là một công cụ marketing của các thương hiệu lớn để tiếp cận các thị trường mà thôi. Không có tình yêu nào ở đây cả, tất cả chỉ là “Ăn bánh trả tiền”.
“Ăn bánh trả tiền” từ cả hai bên: Thương hiệu trả tiền để có được tên tuổi của nghệ sĩ, để có được sự tiếp cận với thị trường mà họ đang ảnh hưởng, để có chạm tới thế hệ mà ngành họ đang làm. Nghệ sĩ có thêm một bên đằng sau hỗ trợ về quần áo, trang phục và tài chính để đánh bóng tên tuổi, quảng bá đi cùng thương hiệu. Nổi càng thêm nổi.
Nhưng các bạn có cảm thấy “Tình yêu” như các bạn hay gọi nó như nào? Có loại tình yêu nào mà đối phương gặp scandal thì bên kia im lặng rồi im lặng chia tay chưa?
Có loại tình yêu nào mà có biến thì không có sự bào chữa, không có sự bảo vệ chưa?
Hoàn toàn không, rõ ràng không có tình yêu. Đó chỉ là “Ăn bánh trả tiền”, khi bánh không còn ngon – không còn thơm, ôi thiu thì sẵn sàng bị vứt đi, bị đào thải để lò bánh mới được mang lên. Không cần phải scandal, đó là quy trình đào thải khắc nghiệt của nền công nghiệp thời trang.
‘Tình yêu” như các bạn nói thì mình sẽ suy nghĩ về cụm từ “Fashion desinger’s muse” – “Nàng thơ của những nhà thiết kế thời trang”. Không phải “ăn bánh trả tiền”, đó chỉ đơn thuần là một cá nhân tạo được cảm hứng thời trang với fashion designer nói riêng. Thứ được xây dựng bằng tình yêu, bằng cảm hứng không bị chi phối bởi bên nào.
Thứ tình yêu một bên thì được bên kia tạo cảm hứng, còn một bên được thể hiện phô diễn được ngôn ngữ thời trang đặc thù được tạo ra riêng cho họ. Đó mới là “Tình yêu”, để có thể kể những cái tên như Bae Doona với Nicholas Ghesquiere – hay kiểu dạng Haider Ackermann và Timothee Chalamet, hay Hubert De Givenchy và Audrey Hepburn.
Tình yêu mà đụng tới tiền bạc, đụng tới địa vị, đụng tới danh vọng thì sao gọi là tình yêu nhỉ mọi người. Đó là ăn bánh và trả tiền rồi.
Xem thêm:
- Metaverse đang thay đổi lĩnh vực thời trang như thế nào?
- Thời trang cao cấp phương Tây gặp bối rối ở Trung Quốc
- Thời kỳ ăn diện của các ngôi sao thể thao