Điều gì làm nên một nhà thiết kế thời trang giỏi và có một sự nghiệp thành công trong ngành công nghiệp thời trang?
Nếu bạn đang quan tâm đến nghề thiết kế thời trang và theo đuổi sự nghiệp kinh doanh thời trang, hãy đến với chia sẻ của blogger Trí Minh Lê để nghe anh nói nên những ý kiến cá nhân về chủ đề này nhé.
Trở thành một nhà thiết kế thời trang giỏi
Đã là một nhà thiết kế thời trang “Giỏi” – theo quan điểm của các bạn thì những kĩ năng cần phải có của một fashion designer, các bạn phải vững trên nền tảng đó và giỏi hơn người thường. Nghề nào cũng vậy chứ há chẳng phải fashion designer, muốn là kẻ đứng đầu thì phải khác biệt trên người khác. Có hai loại người “giỏi” theo quan điểm của tôi.
Bậc thầy về may mặc
Một là vững nền tảng/foundation đến mức tinh anh. Giỏi kiến thức và kĩ năng được học và đào tạo để trở thành bậc thầy trong việc may mặc. Giỏi ở đây là sự bền bỉ, mài dũa và trau dồi được các thứ mà fashion designer làm. Làm nhiều tới mức để khiến mình thành người “Giỏi”. Đây là tôi sẽ gọi là giỏi theo kiểu Cổ điển.
Cá tính đột biến
Hai là “Giỏi” theo kiểu đột biến. Là sao? Là những kĩ năng về rập, về đường kim mũi chỉ không đến mức quá xuất sắc như type 1. Nhưng Fashion Designer “Type 2” này loại người một là trở thành vĩ nhân, hai là thành kẻ tầm thường. Type 2 là loại người sở hữu một cảm quan về style, một tính sáng tạo (Creativity) đột biến mà không ai có thể nghĩ ra. Máu liều và cái tôi trong họ cao – nhờ họ, mà thế giới thời trang sẵn sàng đón nhận những chuyển biến lớn trong việc phát triển.
Sự kết hợp tạo nên đỉnh cao
Trong lịch sử ngành thời trang, có những ví dụ tiêu biểu trong việc Type 1 và Type 2. Những người giỏi theo kiểu cổ điển (Type 1) là những người chúng ta thấy rất nhiều – họ cần mẫn, tỉ mỉ, chắc chắn ( Hay gọi là chuẩn như sách giáo khoa) – làm ra collection nào là ăn chắc collection đấy. Ít nhất là ăn với lượng khách trung thành với kiểu phong cách đó.
Để có thể kể tên những nhà thiết kế thời trang giỏi cổ điển thì như Ann Demeulemeester hay Jil Sander, Christophe Lemaire (Theo quan điểm của tôi). Tất cả sản phẩm họ làm ra đều là rất clean, rất sạch và hoàn hảo. Nhưng tính đột biến là không cao ở tại thời điểm này.
Type 2 là những người tạo ra sự đột biến lớn. Là những fashion designer theo dạng mở ra 1 thời kì mới với cảm quan cá nhân của họ. Để có thể nói thì chúng ta sẽ liệt kê những cái tên như Vivienne Westwood, Thiery Mugler, Rei Kawakubo hay cả Hedi Slimane. Sự ảnh hưởng của họ trong thế giới thời trang ở trong thời kì đỉnh cao là một điều mà rất nhiều tin tức đã nói về họ.
Type 2 có thể đồng thời là Type 1 nhưng Type 1 chắc chắn không thể nào là Type 2. Theo tôi, đó là bản tính của cá nhân con người rồi.
Nghĩa là sao? Là những fashion designer có thể vừa giỏi kĩ năng mà lại có 1 tâm thế đột biến nếu họ sở hữu một cảm quan về thời trang khác thường. Còn nếu những người không có cảm quan đó, họ sẽ là Type 1 mà không bao giờ có thể thành Type 2.
Trong thế giới thời trang này, có rất nhiều người giỏi kĩ năng và chuyên ngành nhưng không hề nổi tiếng và sản phẩm của họ cũng chỉ đứng ở mức “Tốt” mà không được công nhận nhiều.
Vậy – để thành nhà thiết kế giỏi. Tùy thuộc cái “Giỏi” của các bạn định nghĩa là như thế nào nữa.
Tuy nhiên, thế là chưa Đủ. Không phải cứ phăm phăm vào kĩ năng là khiến bạn trở thành một nhà Thiết kế giỏi or well-known Fashion Designer hay bây giờ chúng ta sẽ gọi là Creative Director/ Giám đốc sáng tạo.
Đầu tiên – đó là “Truyền tải”
Bạn “giỏi”, bạn “ghê gớm”. Ok luốn, nhưng làm sao người ta biết bạn giỏi khi mà người ta không biết là bạn đang làm cái gì? Không có kẻ nào thông minh nếu chưa từng ngu cả. Thực vậy, một fashion designer giỏi là một người biết “Truyền tải”, truyền tải ở đây có nhiều cách để thực hiện điều đó.
Căn bản đó đó là một kĩ năng đưa vision/tầm nhìn của mình lên từng sản phẩm thời trang thông qua chất liệu/garment, textile, silhouette và khả năng giao tiếp để truyền tầm nhìn đó cho một người khác.
Đó không bắt buộc phải là khách hàng nhưng bắt buộc là những người trong ekip làm việc (Có thể là team sản xuất, team marketing, team truyền thông, team bán hàng, Đội ngũ Hội đồng quản trị). Người làm và nghĩ ra là fashion designer hoặc một level cao hơn là creative/artistic director (Giám đốc sáng tạo, giám đốc nghệ thuật thời trang).
“Tam sao thì thất bản” vậy thì một fashion designer phải có kĩ năng giao tiếp (bằng cách này hay cách khác) đủ trình để truyền được thông điệp/tuyên ngôn thời trang cho người khác.
Tại sao điều này lại quan trọng – tại vì thời 4.0 này, sản phẩm không phải là thứ yếu – nó chỉ là tác nhân chính cùng với những thứ khác đi kèm thì mới mong có người khác hiểu được. Còn không thì mãi chìm trong bóng tối mà thôi.
Một Fashion Designer còn phải có khả năng “hoạt họa” và “Tưởng tượng” tốt. Một giác quan về màu sắc, về phong cách. Một trí tưởng tượng tuyệt vời đi kèm với những kĩ năng vật lí (Thêu, Rập, May..) để biến nó thành hiện thực. Dĩ nhiên, nó sẽ đẹp khi mà trí tưởng tượng được dưa trên sự am hiểu về chất liệu, màu sắc của người đó tốt.
Nhiều bạn biết rằng tưởng tượng là 1 chuyện còn thực tế là chuyện khác. Một fashion designer giỏi sẽ có khả năng làm rập 3D, cho màu trong tưởng tượng và sát với thực tế ở con số khoảng 80-90% (Còn những người thượng thừa thì gần như là tuyệt đối).
Tiếp theo – đó là “Chiến lược kinh doanh”
Nghe hài hước đúng không? Tôi làm thời trang, làm nghệ thuật nhưng trong thời đại này – một Fashion Designer “Giỏi” phải có một tinh thần “Kinh doanh” tốt. Mục đích cuối cùng của bạn là gì – là để người khác mặc đồ bạn thiết kế ra? Hẳn rồi, do đó một fashion designer còn phải có một “Good Business Sense” (Giác quan kinh doanh) được dựa trên sự hiểu biết về thị trường, về tập tính khách hàng và cân đối về khả năng tài chính, sản xuất.
Bạn làm thứ to tát quá mà không phù hợp với số tiền bạn có. Quá cố là cố quá. Bạn làm đồ mà chẳng ai mặc, bạn chết. Mà không ai mặc thì làm sao mà biết là bạn giỏi, thiết kế bạn đỉnh.
Chiến lược kinh doanh còn dựa trên kiến thức và khả năng tìm hiểu về xu hướng thời trang hiện tại. Thời nay theo sóng thì sống (ít nhất là không chết) còn không theo sóng thì tôi không đảm bảo được bạn trụ được lâu nếu bạn không phải là 1 thiên tài đột phá. Kiến thức về xu hướng thời trang hiện tại + khả năng thời trang + giác quan thẩm mỹ sẽ cho bạn sự thành công nhất định để chứng minh mình là người giỏi.
Nói về những fashion designer dạng này, chúng ta có Virgil Abloh (mặc dù cảm quan về thời trang của khứa này tôi không đánh giá cao lắm) nhưng business và trend sense của Virgil là điều mà không phải fashion designer chính quy nào cũng làm tốt cả. Demna Gvaslia, Kim Jones, Hedi Slimane – sự thành công của Saint Laurent Paris, Balenciaga hay Dior gần đây thì là minh chứng rõ ràng nhất rồi.
Và cuối cùng – “Humble”
Biết người, biết ta. Trăm trận trăm thắng.
Có tài mà không có đức thì cũng… “vứt”.
- Giorgio Armani – Nhà thiết kế biểu tượng
- Haider Ackermann – Bóng ma của làng thời trang đương đại
- 10 nam nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất thế giới