Nguyên nhân bị hôi miệng và cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả là những thông tin bạn cần biết nếu nhận thấy hơi thở có mùi.
Bạn không dám nói chuyện vì hơi thở có mùi? Bạn thường xuyên phải vừa nói vừa che miệng vì lo sợ người bên cạnh ngửi thấy mùi thối? Hay là bạn còn chẳng biết mình có bị hôi miệng hay không. Đừng lo lắng vì bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Dấu hiệu của hôi miệng
– Hơi thở có mùi khó chịu, nhất là vào sáng sớm mới ngủ dậy, chiều tối khi đi làm về, khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi.
– Đột ngột xuất hiện các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…
– Răng có nhiều mảng bám, cao răng – nơi tích tụ các vi khuẩn gây mùi khó chịu.
– Khô miệng, nước bọt ít.
Nguyên nhân bị hôi miệng
Dưới đây là các nguyên nhân gây hôi miệng:
Vừa mới thức dậy
Trong khi bạn ngủ, tuyến nước bọt cũng sẽ ít hoạt động từ đó lượng nước bọt tiết ra cũng thấp. Điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra mùi khó chịu khi bạn thức dây vào buổi sáng.
Thở bằng miệng
Đối với những người hay ngủ ngáy hoặc thở bằng miệng khi đi ngủ sẽ dễ làm nhanh khô miệng, từ đó ảnh hưởng cực lớn đến quá trình khử mùi hôi. Vi khuẩn sẽ lợi dụng điểm này mà tấn công qua từng đêm. Lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi trong miệng của bạn.
Ăn thức ăn gây mùi
Các thực phẩm như hành, tỏi, các loại mắm, ruốc, sầu riêng khi ăn vào sẽ giải phóng khí lưu huỳnh làm việc bạn phát ra mùi hôi. Đặc biệt, những mùi này bám cực kỳ dai dẳng dù bạn có đánh răng và súc miệng cả ngày cũng không khỏi
Uống rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas
Cồn có đặc tính háo nước, vì vây uống nhiều bia rượu sẽ luôn cảm thấy khát nước, khô miệng. Lượng nước bọt tiết ra ít hơn bình thường do đó vi khuẩn không được làm sạch trong khoang miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
Tìm hiểu thêm: Cách cai cà phê hiệu quả
Hút thuốc
Hút thuốc lá nhiều khiến khói thuốc lá ám lại trong khu vực khoang miệng khiến hơi thở có mùi rất khó chịu. Ngoài ra, hút thuốc lá nhiều dễ khiến gai lưỡi phát triển nhiều hơn bình thường, gây ra các nếp gấp, là nơi trú ẩn hoàn hảo của vi khuẩn, gây ra hôi miệng.
Tìm hiểu thêm: Cách cai thuốc lá hiệu quả với các phương pháp tự nhiên
Bạn không ăn gì cả
Không ăn là một nguyên nhân làm hơi thở bạn có mùi. Bởi vì khi nạp thức ăn, cơ thể không tiết ra nước bọt. Nước bọt không chỉ làm sạch các mảnh thức ăn mà nó còn phá vỡ thức ăn đó để giúp chúng trượt xuống cổ họng của chúng ta dễ dàng hơn
Chế độ ăn kiêng low – carb
Khi bạn cắt bỏ carb (tinh bột), cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo và năng lượng. Quá trình đó tạo ra hợp chất gọi là ceton, gây ra mùi hôi miệng
Viêm họng, sỏi amidan
Các dịch mủ ứ đọng trong những loại viêm họng như viêm họng hạt, viêm amidan, viêm phế quản nếu lâu ngày không được chữa trị sẽ phát ra mùi hôi. Từ đó lan tỏa ra cả miệng. Chính vì thế hôi miệng do viêm họng sinh ra là như vậy.
Sỏi amidan là những hạt cặn canxi nhỏ, màu trắng hoặc vàng, hình thành qua quá trình thức ăn thừa tích tụ lại. Chúng không có nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên, sỏi amidan khiến hơi thở có mùi, gây mất tự tin cho nhiều người.
Sỏi amidan không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn nên tới nha sĩ để kiểm tra nếu bị hôi miệng dai dẳng.
Bệnh dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày là các bệnh lý dạ dày gây ra hôi miệng. Các bệnh này làm thức ăn trào ngược lên vòm họng, gây ra trào ngược axit, bốc mùi lên và phát ra khi nói chuyện.
Tốc độ chết của tế bào trong miệng nhanh hơn bình thường
Các tế bào trong miệng thường sẽ chết đi theo chu kỳ 2 – 4 ngày/ 1 lần và nước bọt sẽ mang những tế bào chết này ra khỏi khoang miệng. Tuy nhiên ở một số người, chu kỳ này diễn ra nhanh hơn, trong vòng 6 – 8 giờ/ 1 lần, khiến các tế bào chết tích tụ nhiều, tự phân huỷ gây ra hôi miệng.
Sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng
Các vấn đề của răng cũng sẽ gây ra hôi miệng, đặc biệt các vấn đề răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm lợi và chảy máu chân răng.
Niềng răng, chỉnh nha
Không chỉ niềng răng, các thiết bị chỉnh nha như răng giả, nẹp cố định cũng là tác nhân khiến hơi thở của bạn không thơm tho. Những thiết bị này cần được làm sạch hàng ngày, vì chúng chứa nhiều chi tiết, kẽ hở, tạo cơ hội cho mảnh thức ăn, cặn dư thừa bám vào.
Một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa
Theo tạp chí Health, người bị tiểu đường type I có thể gặp tình trạng hơi thở mang mùi đường. Đây là dấu hiệu của nhiễm toan ceton do tiểu đường – tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, bệnh nhân tiểu đường dễ bị đau tim, suy thận. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng khá hiếm.
Ngoài ra, người bị các bệnh về gan, thận, dạ dày, nhiễm toan ceton (biến chứng khi bị tiểu đường), hội chứng Sjogren, rối loạn tự miễn khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hơi thở có mùi.
Vấn đề tâm lý rối loạn sợ hơi thở có mùi
Đặc biệt, khoảng 1% người bị mắc chứng rối loạn sợ hơi thở có mùi. Họ luôn tin rằng mình bị hôi miệng và ám ảnh về nó, ngay cả khi người khác khẳng định là không. Đây là bệnh về tâm lý nên bạn cần tới khám bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết càng sớm càng tốt.
Cách điều trị, phòng ngừa hôi miệng
Để điều trị và hôi miệng, chúng ta cần xác định nguyên nhân bị hôi miệng, từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp cho từng nguyên nhân.
Các biện pháp phòng ngừa hôi miệng chúng ta có thể áp dụng:
– Súc miệng bằng nước muối
Muối ngoài việc cung cấp khoáng chất cho cơ thể còn là chất sát trùng hiệu quả. Những người bị hôi miệng do các vấn đề răng – miệng có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng sau mỗi bữa ăn.
– Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C
Vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn trong vòm miệng. Các loại hoa quả chứa vitamin C giúp gia tăng quá trình tiết nước bọt, giúp ngăn khô miệng.
Vitamin C có nhiều trong kiwi, cam, bưởi, chanh, dâu tây, việt quất. Ngoài ra, người bị hôi miệng còn có thể nhai vỏ chanh đã rửa sạch 1 – 2 lần/ ngày để hơi thở luôn thơm mát.
– Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để lấy các thức ăn thừa trong kẻ răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn.
– Thường xuyên vệ sinh bề mặt lưỡi.
– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách, tránh làm tổn thương bề mặt lưỡi, nướu và má trong.
– Không nên bỏ bữa
– Uống nhiều nước
– Hạn chế ăn các nhóm thực phẩm gây mùi ở miệng.
– Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người dẫn đến lở miệng.
– Hạn chế dùng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt… Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc xì gà.
– Khám tai, mũi, họng định kỳ để điều trị các căn bệnh về vòm họng, mũi – xoang,…
– Khám răng đều đặn 6 tháng/ 1 lần để trị sâu răng, cạo vôi răng khi cần.
Bài viết hữu ích
7 cách làm trắng răng tự nhiên hiệu quả nhất cho nam giới
Một trong những điều tạo nên sự hấp dẫn cho nam giới chính là nụ cười. Để có một nụ...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK