Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tiểu đường là gì? Muốn hiểu rõ tiểu đường, ta cần hiểu rõ về cách cơ thể sử dụng glucose. Glucose là nguồn nguyên liệu chính của tế bào, tế bào là đơn vị căn bản của mô, mô tạo thành bộ phận như bắp thịt và các bộ phận khác. Glucose đến từ thực phẩm ta ăn uống và từ gan. Trong khi tiêu hóa thức ăn, glucose thấm vào máu. Bình thường, glucose vào tế bào với sự giúp đỡ của insulin.
- Đọc ngay: Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tiểu đường là gì?
Nội tiết tố insulin đến từ tụy tạng, tuyến nội tiết nằm sau dạ dày. Khi ăn uống, tụy tạng tiết ra insulin, insulin vào máu. Theo máu luân lưu khắp cơ thể, insulin hoạt động như một cái chìa khóa mở cửa cho glucose đi vào tế bào. Insulin làm giảm lượng đường huyết. Khi lượng đường huyết hạ, tụy tạng cũng tiết giảm mức lượng insulin.
Gan là một nơi dự trữ glucose và cũng là nơi “chế tạo” glucose. Khi nhịn đói một thời gian, gan “thả” glucose dự trữ vào máu để giữ lượng glucose ở mức bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tiểu đường loại I
Trong loại tiểu đường loại I, hệ đề kháng (bình thường, hoạt động chống lại những vi khuẩn, siêu vi khuẩn tác hại cho cơ thể) tấn công và hủy hoại những tế bào tụy tạng tiết ra insulin, một hình thức “tự đề kháng”. Hậu quả là cơ thể không còn insulin hoặc rất ít insulin. Thay vì vào tế bào, glucose tích tụ trong máu.
Nguyên nhân của tiền tiểu đường và tiểu đường loại II
Trong chứng tiền tiểu đường, có thể dẫn đến tiểu đường loại II, và tiểu đường loại II, tế bào chống lại tác dụng của insulin (resistant to insulin), và tụy tạng không thể chế tạo đủ insulin để vượt qua sức đề kháng của tế bào. Thay vì vào tế bào, glucose tích tụ trong máu. Chi tiết tại sao hiện tượng này xảy ra thì ta chưa rõ nhưng mập phì (nhất là nhiều mỡ quanh bụng) và thiếu vận động là hai yếu tố quan trọng liên quan đến tính đề kháng insulin của tế bào.
Nguyên nhân của chứng tiểu đường khi mang thai
Trong khi thai nghén, nhau tạo ra nội tiết tố để duy trì thai nhi. Những nội tiết tố này khiến tế bào trở nên đối kháng với tác dụng của insulin. Khi nhau lớn theo bào thai, tiết ra càng nhiều nội tiết tố, khiến tế bào càng đối kháng với insulin.
Bình thường, tụy tạng gia tăng việc chế tạo insulin để vượt qua sự đối kháng của tế bào, nhưng đôi khi, tụy tạng không còn hữu hiệu, và hậu quả là glucose tích tụ trong máu dẫn đến chứng tiểu đường trong khi mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tiểu đường khi mang thai là gì? (ảnh: internet)
Những yếu tố dẫn đến gia tăng tỷ lệ bị tiểu đường
Nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh Tiểu đường loại I
Mặc dù khoa học chưa biết rõ nguyên nhân gây tiểu đường loại I, bệnh sử gia đình có thể là một yếu tố: nguy cơ bị tiểu đường loại I gia tăng nếu cha/mẹ hoặc anh / chị / em bị tiểu đường loại I. Những yếu tố khác bao gồm nhiễm trùng siêu vi khuẩn.
Nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc Tiền tiểu đường và tiểu đường loại II
Dù chưa rõ nguyên nhân nhưng thống kê cho thấy một số yếu tố liên quan đến nguy cơ bị chứng bệnh này như:
- Trọng lượng: càng nhiều mô mỡ, sức đề kháng tác dụng của insulin càng cao
- Thiếu vận động: càng ít vận động, nguy cơ càng cao. Sự vận động giúp ta giảm cân, dùng glucose như năng lượng và giúp tế bào chịu tác dụng của insulin nhiều hơn.
- Bệnh sử gia đình: Nguy cơ gia tăng khi có cha, mẹ, anh, chị, em bị tiểu đường loại II
- Chủng tộc: Người da đen, Hispanic, da đỏ có tỷ lệ bị tiểu đường cao hơn
- Tuổi tác: càng cao tưởi càng dễ bị tiểu đường loại II, nhất là sau tuổi 45. Thông thường, ta vận động ít đi, mất dẫn bắp thịt, và lên ký khi vào tuổi trung niên. Tuy nhiên, tỷ lệ tiểu đường loại II gia tăng trong trẻ em và người trẻ tuổi nhất là khi họ mập phì.
- Tiểu đường khi mang thai: gia tăng tỷ lệ bị tiểu đường sau khi sanh nở, khi sanh con lớn hơn 9 cân Anh (trên 4 kí lô) cũng gia tăng tỷ lệ bị tiểu đường loại II
- Polycystic ovary syndrome (hội chứng u nang buồng trứng?): chứng bệnh gây loạn kinh nguyệt, mọc nhiều lông và mập phì này cũng gia tăng tỷ lệ bị tiểu đường loại II
Những chứng bệnh khác liên quan đến tiểu đường bao gồm:
- Cao huyết áp
- Cao lượng low-density lipoprotein (LDL) (cholesterol xấu)
- Thấp lượng high-density lipoprotein (HDL) (cholesterol tốt)
- Cao lượng triglyceride (một loại mỡ trong máu)
Khi những chứng bệnh trên xuất hiện cùng với chứng mập phì, tế bào trở nên đối kháng với tác dụng của insulin.
Yếu tố liên quan đến nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai
Phụ nữ mang thai nào cũng có thể bị chứng tiểu đường khi mang thai, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ rủi ro cao hơn những người khác do các yếu tố sau:
- Tuổi tác: trên 25
- Bệnh sử gia đình hoặc đã bị chứng tiền tiểu đường, đã bị chứng tiểu đường khi mang thai lần trước, sanh con quá nặng ký, hoặc đã hư thai mà không rõ lý do.
- Mập phì trước khi mang thai
- Chủng tộc: người da đen, Hispanic hoặc da đỏ có tỷ lệ cao hơn so với người da trắng.
Đọc thêm các bài viết hữu ích trong chuyên đề: Bệnh tiểu đường
Nguồn: Bệnh tiểu đường – Bác sỹ Trần Quý Lê