Được biết đến là “căn bệnh nhà giàu”, thế nhưng hiện nay bệnh gout (bệnh gút) đang xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và ngày càng trẻ hóa. Việc gọi gout là “bệnh nhà giàu” xuất phát từ chế độ ăn uống của những bệnh nhân của căn bệnh này, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Tuy nhiên thì bất cứ ai cũng có thể bị gout.
Bệnh gout (gút) là gì?
Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh được chia thành hai loại: Gout nguyên phát và gout thứ phát.
- Gout nguyên phát là do chế độ ăn uống chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… Nguyên nhân này tập trung ở 95% đối tượng là nam giới trong độ tuổi từ 30 – 60.
- Gout thứ phát có thể là do gen di truyền (hiếm gặp) hoặc do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai. Việc tăng hoặc giảm acid uric thường do bệnh suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung. Bên cạnh đó còn là do các bệnh về máu, do sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính, thuốc chống lao,…
Triệu chứng của bệnh gout
Bệnh Gout thường phát ra sau một số năm tích tụ tinh thể axit uric trong các khớp và mô bao quanh.
Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh gout chính là các cơn gút cấp xuất hiện đột ngột vào ban đêm ở khớp bàn chân, ngón chân cái với triệu trứng sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng. Các cơn đau sẽ lan dần xuống bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay. Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp.
Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài từ 5-7 ngày hoặc nhiều hơn, sau đó giảm dần. Cơn gút cấp có thể đi kèm sốt nhẹ. Các khớp viêm sưng tấy dữ dội, tùy từng trường hợp sẽ gây đau nhiều hoặc đau ít. Dần dần các khớp sẽ xưng to vừa phải, không đối xứng do lắng đọng urat gây hạn chế vận động. Một trong những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân gout là mắc các vấn đề về thận như sỏi thận hoặc tổn thương thận.
Những cách điều trị bệnh gout
- Cho khớp đau được nghỉ, uống thuốc theo toa của bác sĩ;
- Trị liệu kéo dài;
- Ngăn ngừa lượng chất có thể sẽ gây ra cơn đau gout cho bạn;
- Có một chế độ ăn uống hợp lí, theo như trong cuốn sách Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa thì chúng ta có thể dùng những thực phẩm như: rau cần, súp lơ, dưa chuột, bí đỏ, bí xanh,… để cải thiện sức khỏe và đẩy lui căn bệnh khó chịu này.
Ngoài ra trong cuốn sách Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa cũng đề cập tới những căn bệnh do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gây ra như ung thư, suy thận, tim mạch, loãng xương,… nên các bạn có thể tham khảo để có kiến thức phòng vệ cho bản thân.
Bài viết hữu ích
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì? Danh từ “tiểu đường” hay “diabetes mellitus” là tên gọi chung của...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK