“Này cô, chúng ta đang đứng ở đỉnh tháp chuông. Nếu rơi xuống một người rơi xuống sẽ chết trước khi chạm đất. Nhưng nếu cô muốn tôi nhảy, chỉ cần một ánh mắt ra hiệu của cô, tôi sẽ không do dự một giây.”
Quasimodo, Esmeralda và Notre Dame
Quasimodo nói với Esmeralda. Cả hai đang ngồi ở tháp chuông cao nhất. Tháp chuông của của toà tháp mang tính biểu tượng của Paris từ thế kỷ thứ 12. Hắn là thằng gù kéo chuông. Chột mắt, lưng gù, đi khèo chân và bị điếc. Cô gái là trinh nữ Ai Cập. Một cô gái Bohemian đẹp mê hồn, giọng hát mê hồn. Cả hai đều chung số phận: cả dân chúng thành Paris hắt hủi, khinh miệt và săn đuổi.
Tất nhiên, Quasimodo đáng thương đơn phương & đau đớn trong tuyệt vọng. Cô gái Ai Cập si mê gã đại uý đẹp zai đểu giả Phoebus. Si mê trong ảo giác và mang theo sự tuyệt vọng cho đến khi cô bị treo cổ. Tận cùng của đau đớn nối đuôi đau đớn vẫn không phải Quasimodo hay Esmeralda. Mà là một kẻ khác ….
Bi kịch liên hoàn bi kịch này đều diễn ra trong sự câm lặng của một nhân chứng: nhà thờ Notre Dame – nhà thờ Đức Bà Paris. Bên trong nhà thờ, phía ngoài sân … khắp nơi chốn đều ghi dấu ấn của mọi ngóc ngách xung đột, khổ đau của đủ mọi thành phần các công dân Paris ở thế kỷ thứ 15: gã kéo chuông, cô gái hát rong, mụ thầy tu kín hay gã giám mục.
Nhà thờ Notre Dame (nhà thờ Đức Bà) ở Paris đẹp. Nhưng nếu đã đến Berlin, Roma, Viena hay Florence, bạn sẽ thấy rằng Notre Dame về hình thức không nổi trội hơn, nói thua kém về nhan sắc cũng được. Bởi cái đẹp hình thức nằm ở ánh mắt nhìn của mỗi người. Nhưng Notre Dame đặc biệt ở phần hồn. Thực ra các nhà thờ ở châu Âu đều đẹp và đa số na ná nhau về kiến trúc dưới con mắt của một khách du lịch bình thường. Cái khác nhau khiến chúng ta dừng lại, suy nghĩ lâu hơn, muốn lặng ngắm một góc nhỏ nào đó ở mái vòm nhà thờ chính là những câu chuyện, những dấu ấn lịch sử liên quan.
Nước Pháp may mắn sinh ra những đại văn hào như Victor Hugo. Với tác phẩm văn học để đời như Nhà thờ Đức Bà Paris, không ngạc nhiên, Notre Dame có vị vị thế đặc biệt hơn nhiều nhà thờ tuyệt đẹp khác ở khắp châu Âu.
>> Xem thêm: Cái mặt bể của Michael Corleone, tuyệt tác “Bố Già” của Mario Puzo
—
Tạp chí Đàn ông Menback
Theo: Brandson