Cảm xúc tiêu cực và tích cực luôn đan xen trong mỗi người, có khi chúng ta hạnh phúc nhưng cũng có lúc nóng nảy, nặng lòng. Những cảm xúc này đều có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và sức khoẻ, dưới đây là một số giải thích khoa học giúp bạn hiểu thêm về mối liên kết này, từ đó thêm cố gắng để cân bằng cảm xúc của bản thân.
Tiến sĩ Bradley Nelson, D.C., bác sĩ chỉnh hình toàn diện giải thích rằng cảm xúc bị dồn nén gây ra rung động và tần số ở các bộ phận cụ thể của cơ thể. Nếu chúng ta không xử lý hoặc giải phóng chúng, năng lượng chúng tạo ra sẽ bị kẹt bên trong và biểu hiện qua căng cơ, đau hoặc các bệnh khác.
Nhà trị liệu cơ thể tâm trí Kelly Vincent, PsyD so sánh những cảm giác hạn chế với “một chướng ngại vật khổng lồ trên xa lộ,” ngăn cản dòng chảy tự do của năng lượng. Một nhóm các nhà nghiên cứu Phần Lan đã thực hiện 5 thí nghiệm trực tuyến với hàng trăm người tham gia từ các nền văn hóa khác nhau và đưa ra một số giải thích như sau:
Hạnh phúc và tình yêu thể hiện khắp toàn bộ cơ thể.
Sự kích thích cảm xúc từ cảm giác vui vẻ ảnh hưởng đến các cơ nằm trong dạ dày, ruột và bàng quang của chúng ta, do đó, bạn hay nghe người ta nói “butterflies in the stomach” đó, cảm giác chộn rộn, vui vẻ trong cơ thể chính là do cảm xúc này gây ra.
Sự tức giận chủ yếu xuất hiện ở nửa trên của cơ thể và phần lớn có thể ảnh hưởng đến tim.
Có lẽ đây là lý do tại sao chúng ta cảm thấy tim đập mạch và như có ai đấm vào tim mỗi khi buồn hay tức giận. Cảm giác tức giận cũng giải phóng adrenaline, khiến cơ bắp của chúng ta căng lên và huyết áp tăng lên.
Sợ hãi và ghê tởm cũng ảnh hưởng đến nửa trên của cơ thể và hệ thống tim mạch.
Phản ứng chống lại hoặc bỏ chạy của cơ thể chúng ta khi sợ hãi cúng bao gồm việc giải phóng các hormone epinephrine và norepinephrine, giúp chuẩn bị cho cơ bắp của chúng ta đối phó với hành động bạo lực.
Các hormone này làm tăng hoạt động của tim và phổi và cũng giống như những cảm xúc tiêu cực khác, sợ hãi thường xuyên có thể dẫn đến căng thẳng mãn tính, ảnh hưởng đến trí nhớ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Nỗi buồn có thể bị mắc kẹt trong đầu và ngực, trong khi trầm cảm làm mất hoạt động của phần dưới cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm có thể góp phần vào những thay đổi thể chất trong não và có thể gây đau đầu hoặc viêm. Cảm giác đau khổ cũng có thể dẫn đến mất hứng thú với một số thứ, điều này có thể giải thích tại sao bạn sẽ thấy uể oải tay chân, mất sức, không muốn làm gì.
Cảm giác lo lắng cũng ảnh hưởng trên vùng xương chậu khiến bạn mỏi lưng dưới.
Giống như nỗi sợ hãi, cảm xúc này kích hoạt adrenaline và làm tăng nhịp thở của chúng ta để não có thể nhận được nhiều oxy hơn và chuẩn bị cho mối đe dọa. Nhịp tim tăng nhanh, đau ngực và buồn nôn là tất cả các triệu chứng của cơn lo âu.
Khi lo âu quá mức, bạn cũng sẽ bị lạnh chân tay. Chân và bàn chân run rẩy có thể là do các mạch máu co lại, dẫn đến lưu lượng máu đến các bộ phận ngoài cùng của cơ thể ít hơn.
Sự đố kỵ tác động đến ngực và đầu và có thể gây ra các vấn đề về tim.
Một chuyên gia đã mô tả sự ghen tị là “một hỗn hợp cảm xúc phức tạp của nỗi sợ hãi, căng thẳng và tức giận”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải chịu đựng đủ loại cảm xúc cùng lúc, có thể gây ra các bệnh về tim mạch, tăng nồng độ adrenaline và có khả năng mất ngủ.
Có một số cách để giải phóng cảm xúc khỏi cơ thể.
Thừa nhận cảm xúc của bạn hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia: Trước tiên, chúng ta cần hiểu và kết nối với cảm xúc của mình để có thể khám phá giải pháp nào phù hợp với mình nhất.
Vận động để đánh lạc hướng cảm xúc, ví dụ như khiêu vũ và yoga cùng với các bài tập thiền khác.
Hãy giải phóng cảm xúc tiêu cực khỏi cơ thể của bạn, trước khi nó mang đến bệnh tật và khiến bạn héo mòn.
Xem thêm:
- Hãy cứ thư giãn, rồi cuộc sống sẽ mở lối cho bạn
- Từ áp lực đến thần lực
- Bạn đã biết yêu bản thân mình đúng cách?