Tại sao Somalia lại có cướp biển và cướp biển Somalia đáng sợ như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong câu chuyện ngày hôm nay.
Rất nhiều đất nước trên thế giới tốn tiền bạc thời gian và công sức để hình ảnh quốc gia mình được cả hành tinh biết tới. Đó là một sự quảng tới thế toàn cầu để mỗi quốc gia có những thương hiệu riêng.
Venezuela chẳng hạn, họ nổi tiếng với hoa hậu. Các nước Bắc Âu nổi tiếng với cuộc sống hạnh phúc. Brazil nổi tiếng với bóng đá. Một số nước châu Phi cũng nổi tiếng nhờ những cầu thủ bóng đá như Bờ Biển Ngà, Cameroon hay Nigeria. Đó có thể coi là những niềm tự hào của họ.
Nhưng cũng ở Châu Phi, có một quốc gia nổi tiếng không phải nhờ bóng đá hay những giá trị tích cực mà lại từ cướp, mà cụ thể ở đây là cướp biển. Đó chính là Somalia.
Vì sao cướp biển Somalia nổi tiếng?
Somalia có cướp biển, trước tiên vì họ có biển. Đây là một đất nước nằm ở vùng sừng của Châu Phi. Gọi là vùng sừng của Châu Phi vì khu vực này của Đông Phi nhô ra như một cái sừng và Somalia nằm chính tại vị trí quan trọng ấy.
Từ vị trí của họ nhìn ra Ấn Độ Dương rộng mênh mông, cũng từ vị trí này, Somalia giống như một chiếc cổng kiểm soát các con tàu ra vào Ấn Độ Dương khi đi qua kênh đào Suez ở phía Tây Bắc của họ. Thế nhưng ngay cả khi kênh đào Suez ở dải đất Ai Cập chưa xuất hiện thì đất nước này cũng đã có một lịch sử phát triển lâu dài gắn liền với hàng hải và đường biển rồi.
Thời cổ đại, Somalia từng là một trung tâm thương mại quan trọng với phần còn lại của thế giới. Các thủy thủ và thương gia của họ là những nhà cung cấp hương trầm, nhựa thơm và gia vị lớn. Những mặt hàng có giá trị và được coi là đồ xa xỉ tại Ai Cập, Babylon, những nơi mà người Somalia có quan hệ buôn bán.
Vậy tại sao người Somalia hiện đại lại đi làm cướp biển. Ở vị trí thuận lợi như vậy có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh buôn bán, tại sao người Somalia không làm công việc khác, một công việc lương thiện mà lại chọn cách nổi tiếng nhờ cướp biển, công việc theo kiểu không muốn làm nhưng muốn có ăn.
Thực ra thì không phải mọi người dân Somalia đều làm cướp biển, chỉ một phần nhỏ lựa chọn cái công việc chẳng lấy gì làm vẻ vang này mà thôi. Nhưng trớ trêu thay, chính một phần này đã khiến hình ảnh của cả một đất nước, của cả một dân tộc đi xuống.
Những tên cướp biển Somalia lựa chọn công việc này vì hoàn cảnh xô đẩy theo đúng nghĩa đen. Somalia lâm vào cuộc nội chiến từ năm 1991. Đây là điều kiện để các nhóm hải tặc thỏa sức hoành hành mà không chịu sức ép nào từ chính quyền sở tại. Bản thân các chính quyền khác nhau qua từng thời kỳ còn phải lo cho chính mình chưa xong, nên việc trấn áp cướp biển có thể là một điều gì đó tương đối xa xỉ.
Hơn nữa, chính cuộc nội chiến đã khiến những công việc ổn định một cách bình thường khó có thể duy trì. Thế là nhiều thanh niên Somalia chọn cách trở thành hải tặc. Nhiều hải tặc Somalia trước đây từng là những ngư dân lương thiện, để có được thực phẩm cho bản thân trong điều kiện kinh tế sụt giảm, họ buộc phải thực hiện những hành động tuyệt vọng nhất kể cả là phạm tội.
Những người dân đã bị mất đi nguồn thu nhập nhanh chóng nên họ nhận ra rằng họ có thể kiếm tiền bằng cách bắt giữ những chuyến tàu từ châu Á và vùng vịnh Ba Tư đến Địa Trung Hải đi qua kênh đào Suez và đi qua Ấn Độ Dương. Điều này không đòi hỏi sự nỗ lực quá mức, chỉ cần một chiếc thuyền chế độ nhanh và vũ khí là điều không khó. Theo ước tính, khi một ở phi vụ tấn công thành công, lúc cao điểm của một vụ cướp một người có thể kiếm từ 3.000 cho đến 30.000 đô la Mỹ.
Ví dụ như trong giai đoạn 2008 đến 2011, khoảng nửa tỷ đô la Mỹ đã được chi cho việc chuộc lại tàu và thủy thủ bị những tên cướp biển Somalia bắt giữ.
Không có gì ngạc nhiên khi kiểu khai thác bất hợp pháp này của những tên cướp biển nhanh chóng được lan rộng. Trong số này, cả dân thường cũng những tên tội phạm, thậm chí chúng bắt đầu tổ chức ra những căn cứ cướp biển rất hoành tráng với sự thỏa thuận ngầm của những nhà chức trách của chính quyền địa phương. Và trớ trêu thay, lợi dụng sự xuất hiện của những tên cướp biển trên đường thủy từ Châu Âu đến châu Á và chiều ngược lại, các công ty bảo hiểm đã tăng giá đối với các gói bảo hiểm của họ.
Ví dụ như năm 2008 các công ty bảo hiểm ở Luân Đôn đã đưa Vịnh Aden ở gần Somalia vào danh sách những khu vực rủi ro và bắt đầu tính phí bảo hiểm cho các chủ tàu về việc này. Trong năm 2009, khu vực này đã được mở rộng bao gồm gần như toàn bộ phần phía Bắc của Ấn Độ Dương. Khi mà có cướp biển thì các công ty bảo hiểm cũng được thể mà nâng giá.
Các bên trung gian khác nhau, từ những công ty giám sát là các lộ trình cho đến những công ty bảo vệ tư nhân cũng hoạt động theo cách tương tự. Họ cũng tăng giá và tăng phạm vi hoạt động. Vì vậy nhiều người thậm chí đã suy luận một cách lô-gic rằng, các công ty bảo hiểm và các “doanh nhân” đã gián tiếp tham gia các hoạt động cướp biển.
Xem thêm: Taliban và Afghanistan: Toàn cảnh lịch sử cuộc chiến
Cướp biển Somalia hoạt động như thế nào?
Đầu tiên phải nói rằng, cướp biển Somalia không chỉ cướp trực tiếp những gì có trên tàu như những tên cướp biển mà chúng ta thường thấy trong các tác phẩm phim ảnh. Mục đích chính của cướp biển Somalia là bắt cóc con tin và đòi tiền chuộc.
Những tên cướp biển thường che giấu mình trong những bộ quân phục đi trên những chiếc xuồng rất cơ động và phối hợp hành động với những con tàu mẹ lớn hơn. Bọn cướp biển sẽ dùng những thiết bị liên lạc và định vị qua vệ tinh, đồng thời chúng cực kì thông hiểu cùng biển nơi mà chúng hoạt động. Chúng thường trèo và các tàu thuyền thương mại bằng thang và những chiếc móc sắt.
Ngoài ra, lực lượng cướp biển này còn được trang bị những loại vũ khí tự động, máy phóng tên lửa chống tàu và lựu đạn. Đây là những loại vũ khí phổ biến ở Somalia, nơi mà một chợ vũ khí hoạt động rất sôi nổi ngay giữa trung tâm thủ đô có thể cung cấp đầy đủ cho những tên cướp biển.
Hải tặc Somalia đáng sợ như thế nào và tại sao khó trấn áp?
Rất nhiều nước triển khai tàu chiến hiện đại tới trấn áp hải tặc Somalia và bảo vệ tàu của nước mình. Tuy nhiên những tên cướp biển vùng Đông Phi này vẫn hoành hành như không có chuyện gì xảy ra. Hàng loạt chiến hạm thuộc đội đặc nhiệm chống cướp biển của Liên minh châu Âu và một số nước khác với súng ống và trang bị theo dõi tối tân dường như vẫn chưa đủ để có thể xóa sổ mối đe dọa đối với tàu thuyền xung quanh cướp biển Somalia.
Đặc biệt là vùng vịnh Aden, tuyến hành lang nằm giữa Yemen và Somalia dẫn vào kênh nào Suez, nơi diễn ra khoảng 20% hoạt động hàng hải của thế giới.
Khi bị truy đuổi tại vịnh Aden những nhóm cướp biển Somalia trang bị bằng súng phóng lựu và súng trường đã dạt xuống phía Nam ở Ấn Độ Dương. Tại đây, chúng tiếp tục hoành hành ở khu vực biển, thường được gọi là lưu vực Somalia. Do đó thách thức đầu tiên và cũng là thách thức lớn nhất với lực lượng chống hải tặc quốc tế nằm ở vấn đề địa lí.
Các tàu hải quân quốc tế này phải tuần tra trên một khu vực biển có diện tích tương đương với cả Tây Âu. Thông thường, họ hoạt động cách các tàu bị hải tặc Somalia tấn công vài ngày đi đường nên mọi sự can thiệp đều là quá muộn.
Chính vì lý do này nên có rất ít cơ hội để bắt quả tang cướp biển đang đổ bộ lên một chiếc tàu chở hàng. Ngay cả khi có cơ hội đó thì họ cũng không thể làm gì được nhiều vì họ không thể tùy ý sử dụng hỏa lực có trên tàu để mà tấn công hải tặc do hải tặc cũng đang nắm giữ con tin.
Hơn nữa những tên cướp biển Somalia cũng tỏ ra rất quái. Chúng thường đi trên 2 chiếc xuồng hoặc tàu cao tốc nhỏ chỉ vài mét và một con tàu mẹ lớn hơn một chút, trên đó chở thực phẩm nhiên liệu và đạn dược.
Nếu nhìn thấy tàu hải quân quốc tế áp sát, chúng sẽ nhanh chóng vứt bỏ toàn bộ vũ khí cũng như bộ đàm vệ tinh. Và theo luật thì lính hải quân không có cớ gì để mà bắt giữ chúng cả.
Sau khi được thả vì không có chứng cứ, những tên cướp biển này chỉ cần quay trở về bờ và tái trang bị những thứ đã vứt xuống biển, thế là lại trở thành cướp biển một cách bình thường. Chỉ vài ngày sau, chúng lại có thể ra khơi tìm những con tàu có giá trị để cướp. Số tiền chuộc thường lên đến hàng triệu đô la Mỹ hoàn toàn dễ dàng giúp chúng có thể trang bị những gì bị mất. Với số tiền lớn này những tên cướp biển không có ý định bỏ nghề và hoàn lương ở ngoài vùng biển Somalia và vùng đất này tiếp tục là vùng đất dữ đối với những con tàu dân sự.
Người Somalia có ủng hộ Hải tặc không?
Rất là tệ hại, bọn cướp biển còn nhận được sự ủng hộ của các cộng đồng và một số thành viên của chính quyền địa phương, đặc biệt ở một vùng có tên là Puntland, một khu vực bán tự trị ở phía Đông Bắc của Somalia.
Hải tặc đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này, nơi mà gần đó có những tàu thuyền bị bọn cướp biển bắt giữ leo đậu khi mà chúng đàm phán đòi tiền chuộc. Ngoài việc là xây nhà cửa cho bản thân, hầu hết những tên cướp biển nổi tiếng đều hứa sẽ xây dựng những con đường và những trường học cho dân địa phương.
Cướp biển Somalia có thể bị tiêu diệt hay không?
Đầu tiên, bởi vì những cái tàu chiến đa quốc gia hiện diện trong vùng biển Somalia mang tính chất răn đe hải tặc là chủ yếu, nên những tàu hàng thương mại hiện nay đã bắt đầu tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng những người có vũ trang đi theo.
Cướp biển Somalia cũng phải chừa một vài mối chúng không dám cướp. Chẳng hạn như năm 2010 Khi bọn cướp đã ngăn cản việc kinh doanh và đe dọa trực tiếp một đội tàu chở dầu của quốc vương Abu Dhabi. Ông này đã thuê một đội gần 1.000 những tay súng thiện nghệ trang bị cả tàu thuyền, máy bay trực thăng. Và trong 2 năm đã tiêu diệt khoảng 300 tên cướp biển. Như vậy cướp thì cũng phải nhìn mặt chủ hàng.
Tất nhiên, đó chỉ là một ví dụ nhỏ vì việc dùng bạo lực để trấn át lại bạo lực, còn đề giải quyết sâu xa vấn đề này thì đất nước Somalia cần phải lớn mạnh. Họ cần phải giàu có hơn, khi họ đủ mạnh rồi, cuộc sống tốt thì nạn cướp biển mới được giải quyết. Còn không thì cái vòng luẩn quẩn cứ đeo đuổi. Nghèo, bất ổn, thế là lựa chọn cách trở thành cướp biển hơn là trở thành ngư dân.
Có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu Ngọn ngành nguồn gốc xung đột Israel và Palestine.