Tại sao những người có thói quen trì hoãn giấc ngủ đều biết vấn đề này và thường muốn ngủ đủ giấc, nhưng họ không thực sự làm được như vậy?
Trả thù bằng việc thức khuya
Bạn đã bao giờ thức khuya mặc dù đã buồn ngủ lắm rồi nhưng vẫn cố bấm điện thoại, xem phim, nghe nhạc, làm những việc không tên khác? Nếu có thì bạn đang gặp phải căn bệnh Revenge Bedtime Procrastination (RBP), tạm dịch là trả thù bằng việc thức khuya hoặc trả thù bằng việc trì hoãn giờ đi ngủ.
Nghe có vẻ kì lạ nhưng trả thù ai?
Theo cách nói vui thì là trả thù đời. Revenge Bedtime Procrastination phản ánh sự thất vọng gắn liền với những giờ làm việc căng thẳng và kéo dài vào ban ngày khiến bản thân không có nhiều thời gian để giải trí hoặc thư giãn. Vì vậy, chỉ có ban đêm là thời gian tận hưởng cho riêng mình. Theo đó, trì hoãn giờ đi ngủ được coi là một cách để “trả thù” cho việc không có hoặc ít thời gian rảnh rỗi trong ngày.
Tại sao những người có thói quen trì hoãn giấc ngủ đều biết và thường muốn ngủ đủ giấc, nhưng họ không thực sự làm được như vậy?
– Sự tự chủ:
Đầu tiên là thất bại trong việc tự điều chỉnh hoặc kiểm soát bản thân. Khả năng kiểm soát bản thân của chúng ta ở mức thấp nhất vào cuối ngày, làm giảm sự tự chủ trong việc có nên đi ngủ hay không, vô hình chung tạo điều kiện cho việc trì hoãn giấc ngủ.
– Sự phục hồi:
Một câu trả lời khác cho việc trì hoãn giấc ngủ có thể xuất phát từ những người có kiểu thời gian buổi tối – “cú đêm” (night owls) nhưng buộc phải cố gắng thích nghi với lịch trình được thiết kế cho “những người dậy sớm” (early birds).
Trong trường hợp này, hy sinh giấc ngủ để dành thời gian giải trí cũng có thể không được coi là sự thất bại trong việc kiểm soát bản thân mà là một nỗ lực tìm kiếm thời gian phục hồi để đối phó với căng thẳng.
Cách ngăn chặn tình trạng trì hoãn giấc ngủ?
Cách khắc phục tốt nhất cho việc này là “vệ sinh” giấc ngủ một cách lành mạnh, bao gồm việc tạo thói quen tốt và môi trường có lợi cho giấc ngủ.
Ví dụ về thói quen tích cực có thể kể đến:
- Thống nhất giờ đi ngủ và giờ thức dậy, kể cả những ngày không làm việc.
- Tránh uống rượu hoặc caffein vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối.
- Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động và máy tính bảng trước khi đi ngủ ít nhất nửa giờ và lý tưởng thì nên lâu hơn càng tốt.
- Các phương pháp thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, thiền hoặc duỗi người nhẹ nhàng có thể thực hiện trước khi đi ngủ.
- Tạo không gian phòng ngủ tối và yên tĩnh. Nệm và ga giường thoải mái cũng có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, chống lại ý định trì hoãn giấc ngủ cho các hoạt động giải trí.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang gặp các vấn đề về giấc ngủ và nó vẫn tiếp diễn theo hướng làm bạn tiêu cực, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định xem bạn có bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn giấc ngủ hay không. Từ đó lập kế hoạch giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn, có năng lượng làm việc mỗi khi ngày mới bắt đầu.
Bài viết hữu ích
Hướng dẫn chọn gối ngủ đúng cách để có giấc ngủ ngon
Chọn gối ngủ đúng cách và phù hợp với thói quen khi ngủ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ và...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails–
TẠP CHÍ MENBACK