Có một điểm chung giữa doanh nhân và tội phạm, và nó đến từ hormone Dopamine, điều này cũng lý giải tại sao họ lại đam mê với những thương vụ rủi ro đến vậy.
Nhìn từ khía cạnh khoa học, có một lý thuyết lý giải thích tại sao các doanh nhân nói chung lại mê kinh doanh, liên quan đến hàm lượng hormone Dopamine được tiết ra trong não trạng của những người này khi họ đối mặt với những thử thách mang tính rủi ro nhưng đầy hấp dẫn, bất ngờ.
Người ta còn đặt tên cho hormone này là “hormone hạnh phúc” vì mỗi khi nó xuất hiện với một số lượng nào đó, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc và hưng phấn vô cùng – bất kể kết quả đưa đến là tốt hay xấu!
Cho nên cũng không sai khi nói một trong những tố chất quan trọng đối với doanh nhân hay nhà khởi nghiệp là phải có sẵn trong người nhiều hormone Dopamine! Vì nếu thiếu chất này thì khó có thể “thích” hay sẵn sàng đón nhận rủi ro.
Nhà nghiên cứu Larry Champers trong cuốn sách Credibility Marketing and Account Management (Tiếp thị uy tín và quản trị tài khoản khách hàng) còn đưa ra cả một danh sách cụ thể những nghề mà người có ít hoặc nhiều hormone Dopamine bẩm sinh thường chọn lựa.
Theo đó, những người có ít hormone Dopamine bẩm sinh thường chọn các nghề sau đây:
- Nhà quản trị
- Nhà tư vấn tài chính
- Nhà kinh tế học
- Chuyên viên kế toán
- Chuyên viên phân tích phần mềm
- Giáo sư đại học
- Huấn luyện viên
- Giáo viên
- Thẩm phán
Còn đây là các nghề mà người có nhiều hormone Dopamine thường chọn:
- Doanh nhân
- Phi hành gia vũ trụ
- Luật sư
- Vận động viên
- Công an chìm
- Lính thuỷ đánh bộ
- Tội phạm
Một điểm khá thú vị là trong danh sách các nghề được cho là phù hợp với người bẩm sinh có nhiều hormone Dopamine có cả doanh nhân và tội phạm đi chung! Dễ hiểu, vì họ đều thích rủi ro, nên ranh giới giữa hai nghề này coi vậy mà không quá xa!
Do đó lấy mục tiêu hàng đầu là kiếm thật nhiều tiền chắc chắn không phù hợp và rủi ro hơn mức rủi ro cho phép đối với các nhà khởi nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều lý do khác cũng được cho là “không chính đáng” để khởi nghiệp nhưng lại khá phổ biến hiện nay.
Ví dụ như ra riêng khởi nghiệp do chán chường cái công việc mình đang làm ở các công ty lớn, hay thậm chí ghét quá các ông bà sếp hiện nay của mình! Động lực khởi nghiệp kiểu này thì sớm muộn gì mình cũng sẽ ghét luôn chính mình, vì dong thuyền ra biển lớn mênh mông chưa bao giờ là một chuyến du lịch để giải sầu…
Trích đoạn trong cuốn “Start-up trong thời kỳ bình thường mới” của tác giả Lý Quý Trung.
Bạn nên đọc:
- Peer Pressure và cách vượt qua áp lực trước thành công của bạn bè
- Hiểu về Toxic Positivity – sự tích cực độc hại
- Overthinking là gì? 5 cách vượt qua overthinking
–
MENBACK.COM