Nhiều người gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt khi ăn thức ăn được nêm quá nhiều mì chính/bột ngọt. Vậy sự thật về tác hại của bột ngọt (MSG) với sức khỏe của con người như thế nào? Chúng ta có nên ăn mì chính/bột ngọt không, hãy cùng Menback tìm hiểu trong bài viết sau.
Bột ngọt/mì chính là gì?
Bột ngọt [MSG – Monosodium Glutamate] hay còn gọi là mì chính là sự kết hợp giữa natri và axit glutamic (làm bằng cách lên men tinh bột), đây là chất phụ gia phổ biến để tăng cường hương vị tự nhiên cho thức ăn bằng cách cân bằng, pha trộn và làm tròn cảm nhận của các vị khác.
Bột ngọt/mì chính lần đầu tiên được chế biến vào năm 1908 bởi nhà hóa sinh người Nhật Bản Kikunae Ikeda. Bột ngọt đã được sử dụng trong hơn 100 năm để nêm thức ăn, được sử dụng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Bột ngọt được sản xuất như thế nào?
1. Glucose được tách chiết từ mía sẽ được đưa đến một bồn lên men, tại đó các men vi sinh sẽ được bổ sung vào. Những vi sinh vật này tiêu thụ glucose và giải phóng axit glutamic (glutamate).
2. Glutamate sau đó được trung hòa thành dạng dung dịch. Dung dịch này sẽ được loại màu và lọc để đảm bảo độ tinh khiết. Tiếp đó, dung dịch tinh khiết này được kết tinh bằng thiết bị bay hơi và sấy khô để tạo ra thành phẩm bột ngọt.
Vì sao mì chính/bột ngọt lại bị cho rằng có hại cho sức khỏe?
Năm 1968, bác sĩ Ho Man Kwok thuộc tổ chức National Biomedical Research Foundation đã mô tả các triệu chứng tổng hợp mà ông ghi nhận được sau khi ăn ở nhà hàng Trung Quốc như tê gáy, mỏi cổ và cảm giác bị nóng mặt, tức ngực. Ông và các cộng sự của mình thảo luận và đưa kết luận “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” được gây ra bởi sự say bột ngọt/mì chính.
Ngay sau khi công bố, mọi người bắt đầu nghi ngại về MSG và nhiều cuộc tranh luận xoay quanh những ảnh hưởng sức khỏe của chất phụ gia này bắt đầu nổi lên
Một số người cho rằng bột ngọt/mì chính dẫn đến tình trạng glutamate vượt quá mức trong não và kích thích quá mức các tế bào thần kinh. Vào năm 1969, tiêm liều lớn MSG vào chuột nhắt cho thấy nó có những tác động có hại đến thần kinh.
Năm 1996, Tiến sĩ Russell Blaylock trong cuốn sách “Những kích tố độc: Hương vị chết người” đã lập luận rằng các tế bào thần kinh bao gồm cả những tế bào trong não, có thể bị phá huỷ bởi tác động kích thích của glutamate trong MSG.
Khoa học nghiên cứ tác hại của bột ngọt/mì chính?
Trên cơ sở các nghiên cứu chuyên sâu cùng lịch sử về việc sử dụng bột ngọt lâu đời trên toàn thế giới, các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã nhiều lần khẳng định và chứng minh rằng bột ngọt là an toàn:
Các cơ quan quản lý chưa từng có báo cáo xác nhận rằng việc tiêu thụ bột ngọt gây ra tác dụng tiêu cực như đau đầu hay buồn nôn.
Sự an toàn của MSG (bột ngọt) đã được khẳng định bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) và Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS).
Vào năm 2018, Hiệp Hội Đau Đầu Quốc Tế đã loại MSG ra khỏi danh sách yếu tố gây đau đầu.
Tình trạng nhạy cảm với MSG là có thật. Tuy nhiên, liều gây ra các triệu chứng này là khoảng 3g/ bữa ăn gấp 6 lần lượng tiêu thụ trung bình mỗi ngày ở Mỹ.
Nhiều nghiên cứu tiến hành trên động vật chỉ tìm thấy tác dụng độc hại của mì chính nhưng là khi dùng với liều rất cao.
MSG được chứng nhận an toàn trên toàn thế giới. Ảnh: Ajinomoto.
Có nên ăn mì chính/bột ngọt không?
Với những kết luận trên của các nghiên cứu khoa học, MSG đã được minh oan.
Như vậy, sử dụng bột ngọt/mì chính với liều lượng vừa đủ sẽ không gây hại với con người. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng của việc say bột ngọt thì bạn vẫn nên tránh ăn nó, bởi điều này cho thấy cơ thể của bạn không phù hợp với MSG.
Xem thêm:
- Có nên ăn mật ong đông lạnh không?
- Cách xác định thời gian ngủ phù hợp để không mệt mỏi khi thức giấc
- Các Vitamin và nguyên tố vi lượng có trong thực phẩm nào?
–
MENBACK.COM