Chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một loại trầm cảm, được chẩn đoán thường gặp ở người trẻ, phụ nữ nhiều hơn đàn ông. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chứng SAD – ít được nghe thấy – trong bài viết này nhé.
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là gì?
Rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal affective disorder - SAD) là một loại trầm cảm theo mùa, thường bắt đầu và kết thúc vào một thời điểm nhất định mỗi năm. Đa số triệu chứng SAD thường bắt đầu vào mùa thu, kéo dài qua mùa đông và hồi phục vào mùa xuân-hè được gọi là trầm cảm mùa đông (winter - pattern SAD). Tuy nhiên vẫn có những người mắc trầm cảm mùa hè (summer - pattern SAD) với các triệu chứng tương tự nhưng kéo dài từ màu xuân sang hè và kết thúc vào mùa thu-đông.
Rối loạn cảm xúc theo mùa được chẩn đoán ở phụ nữ thường xuyên hơn ở nam giới và ở người trẻ tuổi nhiều hơn ở người lớn tuổi.
Dấu hiệu của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
Các dấu triệu chứng SAD có thể bao gồm:
- Cảm giác chán nản, buồn bực xuyên suốt ngày, gần như mỗi ngày;
- Không còn hứng thú với những việc mình từng yêu thích;
- Thiếu năng lượng;
- Gặp vấn đề về giấc ngủ;
- Có thay đổi về sự thèm ăn và cân nặng;
- Cảm thấy uể oải hoặc dễ kích động;
- Khó tập trung;
- Cảm thấy vô vọng, vô dụng và tội lỗi;
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.
Nguyên nhân của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
Các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân cụ thể của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Nhưng có một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến SAD:
-
Đồng hồ sinh học của bạn (nhịp sinh học):
Mức độ ánh sáng mặt trời giảm vào mùa thu và mùa đông có thể gây ra trầm cảm mùa đông. Việc giảm ánh sáng mặt trời này có thể làm rối loạn đồng hồ bên trong cơ thể và dẫn đến cảm giác buồn bã, chán nản.
-
Mức độ serotonin:
Sự sụt giảm serotonin, một chất hóa học trong não (chất dẫn truyền thần kinh) ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, có thể là một trong những yếu tố gây ra SAD. Sự giảm ánh sáng mặt trời có thể gây ra sụt giảm serotonin, từ đó dẫn đến trầm cảm.
-
Mức độ melatonin:
Melatonin là nội tiết tố liên quan đến giấc ngủ và có mối liên kết với bệnh trầm cảm, nội tiết tố này được sản xuất khi cấp độ bóng tối tăng lên. Vào những tháng mùa đông, khi thời gian ban ngày trở nên ngày ngắn hơn và trời có xu hướng tối hơn, melatonin sẽ được sản xuất nhiều hơn. Vì vậy, đây là nội tiết tố gắn với SAD.
Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc SAD còn bao gồm:
-
Khu vực sinh sống:
SAD thường xuất hiện ở người sống trong khu vực mà thời gian có ánh sáng rất ít và có sự thay đổi đột ngột mức độ ánh sáng giữa các mùa trong năm
-
Tiền sử gia đình:
Người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm theo mùa hoặc các bệnh trầm cảm khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
-
Có tiền sử trầm cảm lâm sàng hoặc rối loạn lưỡng cực:
Các triệu chứng của trầm cảm theo mùa có thể trầm trọng hơn nếu bạn có những bệnh lý nền này, vì thế nên sớm báo cho bác sĩ của bạn nhé.
Cách phòng tránh SAD
Vậy làm sao để né xa khỏi chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)?
Bắt đầu từ lối sống lành mạnh và môi trường xung quanh:
-
Làm cho môi trường của bạn trong lành và tươi sáng hơn:
Mở rèm, cắt tỉa cành cây cản ánh sáng mặt trời, ngồi gần cửa sổ sáng khi ở nhà hoặc trong văn phòng.
-
Ra ngoài:
Đi bộ đường dài, ăn trưa ở công viên gần đó hoặc đơn giản là ngồi trên ghế dài và đắm mình trong ánh nắng mặt trời. Ngay cả trong những ngày lạnh giá hoặc nhiều mây, ánh sáng ngoài trời có thể giúp ích.
-
Tập thể dục thường xuyên:
Tập thể dục và các loại hoạt động thể chất khác giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Thể chất tốt hơn còn có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, điều này rõ ràng cũng có thể nâng cao tâm trạng của bạn.
Và đôi khi bạn sẽ cần đến sự can thiệp của những liệu pháp chuyên môn:
-
Liệu pháp ánh sáng (Light therapy):
Trong quá trình trị liệu bằng ánh sáng, người bệnh sẽ ngồi cách một hộp liệu pháp ánh sáng đặc biệt một vài bước chân, để được tiếp xúc với ánh sáng mạnh tương tự ánh sáng tự nhiên ngoài trời và điều đó sẽ ảnh hưởng tốt đến não bộ.
-
Thuốc:
Một số người bị SAD sẽ được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt nếu các triệu chứng nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng có thể mất vài tuần để nhận thấy những lợi ích thực sự từ thuốc chống trầm cảm, đừng vội mất kiên nhẫn.
-
Tâm lý trị liệu:
Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, tìm hiểu các cách lành mạnh để đối phó với bệnh và cách quản lý căng thẳng.
-
Kết nối tâm trí – cơ thể:
Một số người có thể chọn kết nối tâm trí-cơ thể giúp đối phó với SAD bằng các hoạt động như thiền, yoga hoặc liệu pháp âm nhạc, nghệ thuật.
Lưu ý: bài viết chỉ mang tính chất phổ cập thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bài viết hữu ích
Làm gì để tránh và vượt qua trầm cảm sau chia tay
Hôm trước có thấy một bạn hỏi cách để vượt qua trầm cảm sau chia tay, mình nghĩ bài viết...
Read moreThomas Shelby: nhân vật phản anh hùng khiến khán giả phát cuồng
“Thomas Shelby là một con sâu, sống nhờ gặm nhấm những phần thối rữa trong trí óc của anh. Hắn...
Read moreThư gửi con gái của mẹ: hãy luôn ghi nhớ 10 điều mẹ dặn con nhé
Đây là bức thư gửi cô con gái Trúc Lam vô cùng dễ thương của chị Kim Thoa, một nữ...
Read moreNhững loại lệ phí giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1/7/2022
Sau thời gian tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ 1/7/2022, một...
Read more–
TẠP CHÍ MENBACK