Nếu bạn từng thất bại một dự án khởi nghiệp, từng phá sản công ty, vậy thì lý do của bạn nằm ở đâu trong 4 nguyên nhân khiến startup thất bại dưới đây.
Thường anh em Founders hay nghe nói là do không biết quản trị công ty dẫn đến thua lỗ, hay do không có hệ thống vận hành nên thua lỗ. Thực tế không hẵn vậy, vì năng lực quản trị điều hành chỉ thực sự cần trong giai đoạn mở rộng doanh nghiệp, công ty có nhân sự nhiều, có cơ sở nằm ở nhiều nơi, kinh doanh nhiều ngành nghề.
Còn khi chỉ là 1 cơ sở nhỏ xíu, dăm 2-3 nhân viên thì kể cả không biết quản trị, hay quản trị kém thì thực tế bạn vẫn không thể thất bại được, vì nhân viên ngay trước mắt bạn, làm gì bạn cũng thấy hết, lúc này chỉ cần quản trị bằng mắt, giao việc bằng miệng thì bạn vẫn kiểm soát tốt công việc là chuyện bình thường.
Vậy đâu là nguyên nhân thực sự đẩy Startup vào chỗ thất bại?
1. Thất bại vì dùng tiền không hợp lý
Với 1 doanh nghiệp mới ra đời, thực sự khách quan mà nói, vốn không phải vấn đề quá to lớn vì chúng ta có thể huy động, và với người có uy tín, càng dễ làm điều này, tiền ngoài xã hội nhàn rỗi không biết làm gì rất nhiều.
Nhưng, có vốn thì dùng nó ra sao trong 3 năm đầu cho ý tưởng, mô hình kinh doanh, lĩnh vực mình đầu tư để hiệu quả thì lại là cả 1 vấn đề.
Hầu hết startup dùng tiền sai mục đích, hoặc dùng tiền cho những việc không cần thiết, lãng phí, thậm chí không sinh được lợi nhuận mà còn tạo ra chi phí (tiêu sản), đầu tư mua sắm và xây dựng hạ tầng vượt quá nhu cầu sử dụng ban đầu chỉ vì chữ SĨ to đùng để thiên hạ trầm trồ, tôi là CEO.
Nếu dùng tiền sai đã mệt. Không biết kiểm soát tiền còn mệt và nhanh tắt thở hơn.
Đó là dòng tiền, điểm hòa vốn, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Nhiều chủ doanh nghiệp bán ra 1 sản phẩm (như 1 ly cafe với quán cafe) mà còn không rõ ly cafe của mình thì bột cafe chiếm bao nhiêu tiền, sữa chiếm bao nhiêu tiền,… và tổng vốn bao nhiêu thì 100% quán chết chắc.
2. Thất bại vì dùng thời gian không hợp lý
Thay vì tập trung cho những việc quan trọng, có thể thực sự tạo ra tiền cho doanh nghiệp, Founders đôi khi lại dành thời gian cho những đầu việc mang về hư danh, nhưng tiền thì không có, thậm chí tốn kém nhiều chi phí.
Những bữa ăn sang trọng kết nối cùng các CEO.
Những chuyến dã ngoại không cần thiết.
Tổ chức nhiều tiệc tùng công ty (teambuilding) khi chưa đủ mạnh.
Dành quá nhiều thời gian cho R&D thay vì tung sớm testing thị trường,…
Hãy tự hỏi, mục tiêu cốt lõi tôi phải làm là gì?
Hãy tự hỏi, hoạt động cốt lõi tôi phải xây dựng là gì?
6 sai lầm người khởi nghiệp thường mắc phải
Kinh doanh đâu phải trò đùa làm cho vui được chăng hay chớ? Làm thử nếu được thì nghỉ việc,...
Read moreDetailsDe Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma
De Rossi và cái kết đẹp cùng AS Roma, một bài viết ngắn đầy ý nghĩa của tác giả Vũ Trung...
Read moreDetailsReview phim Man On Fire: “Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu”
"Ta được thuê để bảo vệ cháu, không phải làm bạn với cháu" - Vệ sỹ John Creasy nói với...
Read moreDetailsReview phim Định mệnh (The Poanist 2002): có những số phận được quyết định bởi sự tình cờ ngoài mọi toan tính
Bài viết review nội dung bộ phim The Pianist (2002). Phim được giải Oscar về đạo diễn xuất sắc nhất...
Read moreDetails3. Thất bại vì không có giải pháp cạnh tranh
Rõ ràng, ngày nay, với những mô hình không quá đột phá, thì chắc chắn sẽ luôn có cạnh tranh, ngành nào cũng thế. Thế nên, 100% startup chết vì không cạnh tranh nổi chứ không phải quản trị kém. Quản trị kém chỉ giết chết doanh nghiệp ở giai đoạn DN mở rộng quá nhanh, chứ khi còn nhỏ xíu thì chẳng ảnh hưởng lớn lao.
Bạn có thấy 1 người bán xe bánh mì vỉa hè chết vì không biết quản trị không? Nhưng xe đó sẽ sớm dẹp nếu không có giá bán ổ bánh mì cạnh tranh đủ tốt với những xe vìa hè xung quanh.
Vấn đề là: đâu là hoạt động cạnh tranh cốt lõi?
Làm thế nào để tồn tại? Bạn phải giải bài toán này bằng mọi giá.
4. Thất bại vì không có năng lực biến ý tưởng thành hiện thực
Một ý tưởng cực hay, nhưng trình không tới thì vẫn vô dụng.
Rõ ràng để từ 1 ý tưởng ban đầu hình thành 1 guồng máy doanh nghiệp thì chính bạn và cả đội ngũ cần có 1 năng lực cốt lõi để giúp bạn theo đuổi ngành nghề bạn đang làm.
Với ngành phân phối, đó là mạng lưới tiêu thụ; với ngành giáo dục, đó là năng lực chuyên môn đội ngũ GV…v..v..
Và bạn phải luôn cải tiến và tập trung hết sức để mở rộng khung năng lực này cho doanh nghiệp, không là sẽ bị đào thải cực nhanh.
Vậy vấn đề là: Năng lực cốt lõi bạn cần tập trung và xây dựng liên tục cho đơn vị mình là gì?
Kết:
Nếu trong quá khứ, bạn từng thất bại 1 dự án khởi nghiệp, từng phá sản công ty, vậy thì lý do của bạn nằm ở đâu trong 4 yếu tố này, và cụ thể hơn là vì lý do gì. Hãy viết chi tiết ra nhé.
Không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông Đừng phá sản hai lần chỉ cùng 1 lỗi lầm.
Theo Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hùng – Nanado Group
Xem thêm
Team building: tưởng để gắn kết hóa ra lại gây chia rẽ
Nhân dịp ồn ào vụ công ty gì ở Hà Nội doạ cho nhân viên nghỉ việc nếu không tham...
Read moreDetails